Đại diện của Tổ chức Liên Hiệp quốc (UN): hành động vì khí hậu là một ưu tiên và động cơ của toàn cầu

Đăng ngày: 12-02-2020 | Lượt xem: 2616
Theo Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, hành động vì khí hậu sẽ vừa là ưu tiên vừa là động lực của các cuộc đàm phán toàn cầu trong thập kỷ tới.

Trình bày chương trình và kế hoạch năm 2020 của mình cho “Thập kỷ của hành động” trước các nhà ngoại giao và nhà báo, ông Guterres đã nêu bật những điểm quan trọng về sự thay đổi trong khí hậu toàn cầu dựa trên số liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Ngày 3/2/2020, trao đổi với Nhóm làm việc của UN về Khí hậu và An ninh, ông Guterres cho rằng phân tích của WMO cho thấy năm 2019 là năm nóng thứ hai trong kỷ lục và cũng là năm chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục ở Nam cực. Năm 2019 kết thúc thời gian năm năm và mười năm ấm nhất được ghi nhận, với sự tăng lên của mực nước biển, băng co lại và ảnh hưởng nhiều tới thời tiết. Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm ngoái cao hơn 1,1°C so với mức tiền công nghiệp. Kể từ 1986, mỗi thập kỷ đã ấm hơn so với trước đó.

Số liệu mới từ Dịch vụ tổ chức Khí hậu của Copernicus / ECMWF cho thấy nhiệt độ toàn cầu trong tháng trước cao hơn bất kỳ tháng 1 nào trước theo ghi nhận, cao hơn 0,03°C so với tháng 1 năm 2016, năm xảy ra El Niño. Đối với châu Âu, đó là tháng 1 ấm nhất trong lịch sử, nhiệt độ cao hơn 3,1°C so với nhiệt độ trung bình tháng 1 trong giai đoạn 1981-2010. Nhiệt độ trung bình đặc biệt cao trên các vùng rộng lớn của vùng đông bắc châu Âu và Liên bang Nga, ở một số khu vực, nhiệt độ trung bình còn cao hơn 6oC so với  mức trung bình tháng 1 của giai đoạn 1981-2010.

Nhiệt độ cao bất thường của tháng 1/2020 so với các tháng 1 giai đoạn 1981-2010

Mặc đù các khu vực có nhiệt độ ở dưới mức trung bình xảy ra ở nhiều nơi trên các đại dương lớn, đặc biệt là ở bán cầu nam, nhiệt độ không khí trên biển chủ yếu cao hơn mức trung bình từ 1981-2010. Theo báo cáo khí tượng hàng tháng, nhiệt độ trung bình toàn cầu ở đại dương và mặt nước biển đều gần với các giá trị cực đại tương ứng nhiệt độ tại thời điểm El Niño 2015/16.

Nồng độ CO2 hàng ngày đã đạt mức trung bình cao nhất là 415,79ppm triệu vào ngày 21/1 vừa qua (tăng từ 413,21 ppm của năm ngoái) tại Đài thiên văn Mauna Loa ở Hawaii. Đài quan sát là trạm đo khí quyển liên tục lâu đời nhất trên thế giới và được coi là một địa điểm tiêu chuẩn trong mạng lưới quan sát khí quyển toàn cầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới. CO2  sẽ tồn tại trong khí quyển và đại dương trong nhiều thế kỷ nữa.

Theo Ông Guterres, đây là thời điểm cần thiết để tổ chức hội nghị khí hậu tiếp theo của Liên Hợp Quốc, sẽ diễn ra tại Glasgow vào tháng 11, đây được coi là một thành công  sau những thất vọng về COP25.

Kế hoạch cho COP26 đã được Thủ tướng Anh Boris Johnson tiết lộ vào ngày 4/2 vừa qua cùng với ông David attenborough, nhà môi trường học và Thư ký điều hành biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, ông Patricia Espinosa.

Theo ông Guterres, 70 quốc gia đã cam kết cắt giảm carbon tới năm 2050, bao gồm cả Liên minh châu Âu, nhưng cũng có nhiều nước đang đóng góp rất ít nhất cho nỗ lực này. Những cam kết này mới chỉ đại diện cho ít hơn một phần tư lượng khí thải toàn cầu. Do đó, chúng ta phải thực hiện cam kết này một cách toàn cầu hơn.

Biên dịch tin bài: Thanh Tâm

Nguồn: https://public.wmo.int/en/media/news/climate-action-priority-and-driver-of-world-affairs-un-chief

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: