Khoa học đóng vai trò then chốt trong Hội nghị COP 24

Đăng ngày: 14-03-2019 | Lượt xem: 1995
Khí hậu học đang đóng vai trò trung tâm tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) diễn ra từ ngày 1/12 đến ngày 14/12 tại thành phố Katowice, Ba Lan

Khí hậu học đang đóng vai trò trung tâm tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) diễn ra từ ngày 1/12 đến ngày 14/12 tại thành phố Katowice, Ba Lan với rất nhiều kêu gọi nhằm kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu và nhữngtác động nghiêm trọng của nó. 

“Nếu bỏ qua cơ hội này ở Katowice, chúng ta sẽ để vuột mất cơ hội tốt nhất để ngăn chặn biến đổi khí hậu” ông António Guterres, Tổng Thư kí Liên Hiệp Quốc phát biểu tại hội nghị. “Điều này không chỉ trái với đạo đức, mà nó còn đẩy chúng ta tới bờ vực diệt vong; nghe có vẻ bi kịch hóa, nhưng sự thật là nó sẽ diễn ra như vậy”, ông Guterres chia sẻ với các phái đoàn tham gia Hội nghị. “Báo cáo đặc biệt của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) là bằng chứng rõ ràng nhất vềviệcnếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng quá 1,50C sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng thế nào đối với hàng tỉ người trên toàn cầu, đặc biệt là với những người dân sống trên các quốc đảo nhỏ.

Ông Hoesung Lee - Chủ tịch của IPCC cũng đã trình bày báo đặc biệt về việc nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,50C trước các đoàn đại biểu. Báo cáo cho thấy việc hạn chế sự nóng lên của toàn cầu không vượt quá 1,50C trong giai đoạn tiền công nghiệp đồng nghĩa với cắt giảm lượng khí thải CO2 thêm khoảng 45% vào năm 2030 (12 năm kể từ thời điểm hiện tại) so với mức phát thải năm 2010. Điều này cũng có nghĩa là lượng phát thải CO2 trên toàn cầu sẽ đạt mức “bằng không” vào năm 2050.

Ông Hoesung Lee đã từng tham gia phiên họp cấp cao của Tổng thư kí WMO, ông Petteri Taalas, người đã trình bày những nghiên cứu mới nhất về khí thải nhà kính và tình hình khí hậu toàn cầu trước các Bộ trưởng và các đoàn đại biểu “Chúng tôi đặt kỳ vọng đạt mục tiêu lượng phát thải CO2 trên toàn cầu chỉ tăng từ 2% đến 4% trong năm nay. Nếu chúng ta nghiêm túc thực hiện các cam kết trong Hiệp định Paris về khí hậu, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi trong các con số” ông Taalas phát biểu. Theo tạp chí Greenhouse Gas Bulletin, nồng độ khí CO2 đã đạt mức kỉ lục mới vào năm 2017, mức độ cao chưa từng thầy trong vòng ba tỉ năm.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã công bố báo cáo thường niên về thời tiết Bắc Cực trong tháng 12 nhằm đánh giá tình hình của biến đổi khí hậu. Bảnbáo cáo cho thấy Bắc Cực sẽ tiếp tục ấm lên với tốc độ gấp đôi so với phần còn lại của địa cầu, và điều này sẽ làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt của bán cầu Bắc. Các quần thể tuần lộc và hươu ở lãnh nguyên Bắc cực đã giảm 56% từ 4,7 triệu xuống 2,1 triệu con trong vòng hai thập kỉ qua do thiếu hụt thức ăn thô xanh và kí sinh trùng, nạn săn bắn, hạn hán và nóng lên toàn cầu. Băng biển Bắc Cực ngày càng yếu hơn, mỏng hơn và độ che phủ ít hơn so với trước đây. Băng biển có tuổi thọ hơn 4 năm hiện nay chỉ chiếm ít hơn một phần trăm của cả khối băng.

Biên dịch tin bài: Thanh Tâm

Nguồn WMO: https://public.wmo.int/en/resources/meteoworld/science-takes-centre-stage-cop24

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: