Khơi dậy sức mạnh từ phong trào thi đua yêu nước để phát triển ngành KTTV

Đăng ngày: 01-12-2020 | Lượt xem: 1195
Phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước Ngành Tài nguyên và Môi trường lần thứ IV (2020 -2025), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh, cần phát triển khí tượng thủy văn tương xứng với vai trò là một bộ phận quan trọng, cung cấp thông tin, dữ liệu đầu vào phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành chính sách, cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân và doanh nghiệp.

Ảnh: Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa trao tặng Bằng khen cho các tập thể đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.

*Hiệu quả từ phong trào thi đua

Nhìn nhận lại phong trào thi đua yêu nước trong 5 năm qua, có thể thấy, phong trào thi đua (PTTĐ) của Tổng cục được các đơn vị triển khai phát động đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động theo các mục tiêu trọng tâm: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước (QLNN) về khí tượng thủy văn (KTTV) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý lĩnh vực KTTV; cảnh báo, dự báo sát, kịp thời mọi diễn biến các hiện tượng thời tiết, thủy văn, nhất là các hiện tượng KTTV nguy hiểm như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ nhằm phục vụ tốt công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão (PCLB), giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; chủ động xây dựng các phương pháp dự báo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) dự báo, tiến bộ kỹ thuật vào khai thác số liệu điều tra cơ bản và nâng cao chất lượng dư báo KTTV; xây dựng các phương án tổ chức quan trắc đo đạc và thông tin liên lạc nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ, chính xác, điện báo kịp thời số liệu KTTV và môi trường trong mọi tình huống; thường xuyên chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho công chức, viên chức và người lao động.

Các chỉ tiêu thi đua đều được các đơn vị trực thuộc cụ thể hóa bằng các thang điểm cho từng hạng mục công việc, ngoài điểm chuẩn còn quy định điểm thưởng và điểm trừ cho phần chất lượng chuyên môn. PTTĐ được gắn với việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ trong cơ quan. Quy trình đánh giá xếp loại thi đua hàng năm gồm nhiều căn cứ để xem xét một cách toàn diện khách quan (dựa trên đánh giá của từng đơn vị, của Tổng cục KTTV và của cả địa phương thuộc phạm vi hoạt động của đơn vị). Cách làm này đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động về công tác thi đua, khen thưởng (TĐ, KT).

Định kỳ hằng năm hoặc qua mỗi đợt thi đua, các đơn vị trực thuộc và Tổng cục đều tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, bình xét TĐ, KT để kịp thời động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân tiêu biểu, gắn công tác thi đua khen thưởng với công tác cán bộ, như: Những ca nhân tiêu biểu có thành tích cao trong các PTTĐ sẽ được xem xét kết nạp Đảng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, xét nâng bậc lương sớm,… đã tạo được động lực tích cực và hiệu quả thiết thực của các PTTĐ. Cùng với đó, quy trình đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm gồm nhiều tiêu chí, xem xét trên tất cả các mặt công tác để có được kết quả đánh giá khách quan, toàn diện. Cách làm này tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động về công tác TĐ, KT. Thông qua các PTTĐ đã khơi dậy và phát huy ý thức quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với phương châm “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, trong 5 năm qua, PTTĐ của Tổng cục KTTV đã thu được nhiều thành tích đáng khích lệ, với nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng, như Tổng cục KTTV đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba do đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”; hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng Huân chương, Cờ thi đua, Bằng khen; công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp.

Tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành TN&MT lần thứ IV: Tập thể Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn) và cá nhân ông Trần Cảnh Tiêu - Trưởng phòng Mạng lưới trạm và Thông tin Khí tượng thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn được công nhận là Điển hình tiên tiến ngành TN&MT giai đoạn 2015 - 2020.

Phong trào thi đua cần gắn với yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị

Từ thực tiễn kết quả trong PTTĐ yêu nước của Tổng cục trong 5 năm qua, để phát huy phong trào này trong giai đoạn tới, Tổng cục Khí tượng thủy văn xác định tiếp tục tăng cường tuyên truyền, học tập, quán triệt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong toàn Ngành. Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác TĐ, KT, nhất là các chỉ thị, nghị định quy định về công tác TĐ, KT, trên cơ sở đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác TĐ, KT, nhằm tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện, trong vận động, tổ chức các PTTĐ đúng hướng và đạt hiệu quả.

PTTĐ chỉ đạt hiệu quả cao khi nội dung và mục tiêu thi đua rõ ràng, cụ thể, sát với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với thực tế của từng đơn vị và từng lĩnh vực công tác. Thi đua phải xuất phát từ lợi ích tập thể và lợi ích người lao động. Thi đua để giúp nhau cùng tiến bộ, do đó, các cấp ủy Đảng phải quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo các phong trào, các cấp chính quyền và đoàn thể phải luôn phối hợp chặt chẽ lồng ghép các PTTĐ với việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của đơn vị, nhất là vai trò của người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan đơn vị là người chịu trách nhiệm tổ chức PTTĐ. Thực tế cho thấy, nơi nào thực hiện tốt cơ chế này nơi đó các PTTĐ đạt hiệu quả cao, nội bộ đoàn kết tốt.

Thi đua là nhằm động viên về tinh thần, nâng cao ý chí phấn đấu của mỗi cá nhân, của từng đơn vị luôn nỗ lực lao động sáng tạo vượt khó khăn để không ngừng vươn lên đạt thành tích cao hơn vì sự nghiệp chung. Do vậy, phải có đăng ký chỉ tiêu thi đua hằng năm để thể hiện sự quyết tâm phấn đấu. Đồng thời, phải có phân công theo dõi, có đánh giá sơ kết, tổng kết từng đợt thi đua, PTTĐ, chỉ ra những mặt mạnh cần phát huy, những mặt tồn tại yếu kém cần được khắc phục để chấn chỉnh kịp thời.

Khen thưởng là biện pháp động viên tích cực, là đòn bẩy cho PTTĐ, phải khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác đột xuất, thường xuyên, khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc toàn diện. Do đó, công tác khen thưởng phải đảm bảo chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích thật xuất sắc tiêu biểu để khen thưởng; chú trọng người trực tiếp sản xuất, địa bàn dân cư, cấp cơ sở bảo đảm đúng người, đúng việc.

 Công tác TĐ, KT luôn gắn với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị, xây dựng đoàn thể vững mạnh, lấy việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn là mục tiêu và là động lực quan trọng để đẩy mạnh PTTĐ; phải gắn với công tác tuyên truyền vận động, nhân rộng cac điển hình tiên tiến.

Tăng cường công tác tuyên truyền những thành quả của các PTTĐ trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội và biểu dương, nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; tăng cường công tác giới thiệu và viết bài về gương điển hình tiên tiến trong PTTĐ của Tổng cục trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các PTTĐ của toàn Ngành.

Chăm lo, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng và của Hội đồng TĐ-KT các cấp; bố trí cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới.

Tống Minh

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: