Tổng cục Khí tượng thủy văn 75 năm xây dựng và phát triển

Đăng ngày: 30-09-2020 | Lượt xem: 1400
Ngày 17/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 3/10 hàng năm là Ngày truyền thông ngành khí tượng thủy văn Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng ghi nhận những đóng góp thầm lặng mà quan trọng của ngành cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngày truyền thống ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam năm 2020 được tổ chức với chủ đề: “Khí tượng Thủy văn Việt Nam – 75 năm vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, Nhân dịp này Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Tổng cục KTTV chủ trì tổ chức các hoạt động thiết thực từ các đơn vị trong ngành ở trung ương đến các đơn vị Đài, trạm KTTV trên mọi miền đất nước; vừa tuyên truyền, lồng ghép công tác truyền thông về bảo vệ môi trường với vai trò của công tác khí tượng thủy văn chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao kiến thức khí tượng thủy văn gắn với phát triển bềnvững, bảo vệ môi trường tại địa phương. Đồng thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời tập thể, cá nhân, có thành tích tiêu biểu trong hoạt động khí tượng thủy văn gắn với việc lồng ghépcác giải pháp, sáng kiến góp phần giảm thiểu tác động của thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Từ khi thành lập đến nay, ngành KTTV Việt Nam đã có đóng góp tích cực và quan trọng cho hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi năng lực của ngành KTTV phải được nâng lên tầm cao mới, phục vụ đắc lực hơn cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước.

Vị trí, vai trò của công tác KTTV đối với công tác phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong mọi giai đoạn đều gắn chặt với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra những quy luật thời tiết, thiên tai dị thường, phức tạp và thiệt hại khó lường, hơn lúc nào hết công tác KTTV cần phải nâng tầm để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, dù tiềm lực kinh tế đất nước còn hạn chế, nhưng Đảng, Nhà nước trong những năm vừa qua luôn dành sự quan tâm lớn đối với ngành KTTV Việt Nam, sự quan tâm đó được thể hiện bằng việc kịp thời chỉ đạo và ban hành các chỉ thị, nghị quyết, luật, quyết định, … để đầu tư phát triển công tác KTTV, cụ thể như: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại hội nghị lần thứ bảy về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo về môi trường; Luật Phòng chống thiên tai đã được ban hành và chính thức được thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2014; Luật Khí tượng thủy văn đã được ban hành chính thức được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2016; Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành KTTV đến năm 2020; Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc KTTV giai đoạn 2010 - 2012; Quyết định số 2139/NQ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Với sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành trong suốt những năm vừa qua, ngành KTTV Việt Nam đã có sự phát triển về mọi mặt, phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, đặc biệt năm 2018 cùng với sự chủ động phòng chống của các cấp chính quyền, nhân dân và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể công chức, viên chức, người lao động ngành KTTV đã góp phần làm giảm được khoảng 2/3 thiệt hại do thiên tai gây ra so với năm 2017 tương ứng với 40.000 tỷ đồng (nguồn từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai); năm 2019 nhờ dự báo sớm nên mặc dù hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra với quy mô lớn và mức độ khốc liệt nghiêm trong nhất trong lịch sử (thời gian xâm nhập mặn kéo dài gấp từ 2 - 2,5 lần, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với năm 2016) tuy nhiên mức độ thiệt hại đến sản xuất, dân sinh được giảm thiểu đặc biệt là thiệt hại về sản xuất nông nghiệp chỉ bằng khoảng 25% so với năm 2016. 

Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: