Tăng cường vai trò của cấp xã về “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai

Đăng ngày: 12-06-2020 | Lượt xem: 5599
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2020, diễn ra sáng 12/6.

Tăng cường vai trò của cấp xã về “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì đầu cầu UBND tỉnh. Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và 13 điểm cầu ở các địa phương trong tỉnh.

Năm 2019, thiên tai ở Hà Tĩnh xảy ra không ác liệt như các năm trước đây nhưng đã làm 9 người chết. Trong đó: 5 người do mưa, lũ; 2 người do bị sét đánh, 2 người do tai nạn tàu thuyền trên biển.

Có 6.482 nhà dân bị ngập, hư hỏng nặng; hơn 10.163 ha cây trồng các loại bị ngập, đổ gãy; 1.040 tấn lương thực bị ngập, trôi, ướt; 46 con gia súc, 26.064 con gia cầm bị chết; hơn 1.341 ha và 170 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.

Mưa lũ cũng gây sạt lở, cuốn trôi hàng nghìn khối đất, đá, hàng chục cống tiêu giao thông, một số tuyến kè bờ sông, bờ biển... Tổng thiệt hại ước tính gần 755 tỷ đồng.

Tăng cường vai trò của cấp xã về “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Bá Đức trình bày báo cáo tại hội nghị

Công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng các cơ quan, ban ngành, từng địa phương, đơn vị.

Công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã ngày càng được củng cố, nâng cấp và hoàn thiện hơn; các hiện tượng thời tiết bất lợi như: bão, áp thấp nhiệt đời, mưa lũ đã thông tin kịp thời đến các địa phương, đơn vị và người dân, nhất là người dân ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa biết sớm để chủ động ứng phó...

Tăng cường vai trò của cấp xã về “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai

Các đại biểu dự hội nghị tại đầu cầu UBND tỉnh.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, thời tiết ngày càng cực đoan, bất thường và khó lường. Trong khi đó, các công trình, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ hoạt động cho các cơ đơn vị còn hạn chế; tính chuyên nghiệp của lực lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai các cấp chưa cao dẫn đến việc tham mưu ứng phó chưa kịp thời.

Tăng cường vai trò của cấp xã về “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai

Giám đốc Đài Khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá: Năm 2020, dự báo tỉnh ta sẽ có nền nhiệt độ cao, ít mưa, xuất hiện nhiều hình thái thời tiết bất thường so với các năm trước nên các ban ngành, địa phương cần chủ động xây dựng các phương án để ứng phó.

Công tác thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai mặc dù đã có những chuyển biến tích cực hơn những năm trước đây nhưng tỷ lệ thu còn quá thấp so với kế hoạch tỉnh giao...

Tăng cường vai trò của cấp xã về “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai

Đại tá Hoàng Viết Dũng - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Hà Tĩnh: Trong năm 2019, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức cứu hộ, cứu nạn thành công 33 vụ/24 phương tiện/106 thuyền viên gặp tai nạn tàu thuyền trên biển; tham mưu chính quyền địa phương xử lý tốt các vụ tai nạn khác và sự cố liên quan trên biển.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho thấy, khả năng thiên tai khí tượng thủy văn năm 2020 sẽ khốc liệt, phức tạp và khó lường, vì vậy, để chủ động ứng phó với thiên tai, các ban ngành, địa phương cần phải nâng cao năng lực trong công tác PCTT&TKCN.

Tăng cường vai trò của cấp xã về “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Các đơn vị cần chuẩn bị các phương án sát đúng với tình hình thực tế trên tinh thần “sát sao nhất, chủ động nhất”, phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác ứng phó với thiên tai.

Các địa phương cần chủ động xây dựng phương án cụ thể, chi tiết, đặc biệt lưu ý đến các điểm xung yếu, lũ ống, lũ quét, lốc xoáy. Đối với các vùng ven biển thì cần phải có kế hoạch di dời dân khi có bão lũ.

Chú trọng đến các phương án vận hành thoát lũ tại các hồ chứa lớn trên địa bàn; đồng thời, rà soát các công trình thủy lợi để có phương án ứng phó khi sự cố xẩy ra.

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho nhân dân, nhất là vùng có nguy cơ cao; tăng cường vai trò, năng lực tổ chức, chỉ huy của cấp xã với phương châm “4 tại chỗ”.

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp cùng chung sức trong công tác phòng, chống thiên tai.

Theo baohatinh.vn

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: