Dự báo khí tượng, thủy văn, hải văn từ tháng 3-5/2024:
Khí tượng, hiện tượng ENSO: Điều kiện El Nino tiếp tục duy trì từ nay cho đến tháng 3/2024, từ tháng 4-5/2024 El Nino có xu hướng suy yếu nhanh và chuyển dần sang trạng thái trung tính.; Bão, ATNĐ: Từ tháng 3-5/2024, trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện bão/ATNĐ; KKL, rét đậm, rét hại: Dự báo, KKL hoạt động yếu hơn so với TBNN cùng thời kỳ, trong nửa cuối tháng 02 và tháng 3/2024 rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía Bắc; Mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá: Trên phạm vi cả nước có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đặc biệt trong các đợt KKL ảnh hưởng đến nước ta trong thời kỳ chuyển mùa (tháng 4 và tháng 5/2024); Nắng nóng: Hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện tại khu vực miền Đông từ nửa cuối tháng 02 và sẽ mở rộng dần sang khu vực miền Tây trong tháng 3, tháng 4 đến nửa đầu tháng 5; Khô hạn: Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tình trạng khô hạn còn tiếp diễn trong thời kỳ từ tháng 3-4/2024. - Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội: KKL có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển; Nhiệt độ trung bình: Từ tháng 3-5/2024, trên phạm vi toàn quốc NĐTB phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,50C so với TBNN; Tổng lượng mưa, Khu vực Bắc Bộ tháng 3-4/2024 có khả năng thiếu hụt so với TBNN từ 5-15mm TLM tháng 5/2024 phổ biến xấp xỉ so với TBNN, Khu vực Trung Bộ tháng 3-4/2024 TLM phổ biến thấp hơn từ 5-15mm so với TBNN cùng thời kỳ sang tháng 5/2024 TLM tại khu vực Trung Bộ thiếu hụt từ 15-30% so với TBNN cùng thời kỳ, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tháng 3/2024 phổ biến ít mưa, sang tháng 4/2024 TLM thấp hơn từ 20-40mm so với TBNN tháng 5/2024, TLM thiếu hụt từ 15-30% so với TBNN cùng thời kỳ.
Thủy văn và nguồn nước, Khu vực Bắc Bộ: Từ tháng 03-05/2024, dòng chảy trên các sông và các hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt so với TBNN; Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Thời kỳ từ tháng 02-4/2024, mực nước trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm; Khu vực Nam Bộ sông Đồng Nai từ nay đến tháng 05/2024, mực nước biến đổi chậm. Sông Cửu Long: Từ cuối tháng 2 đến tháng 5/2024, tổng lượng dòng chảy trên sông Mê Công về hạ lưu và ĐBSCL giảm dần và ở mức thấp hơn TBNN từ 5-10%
Hải văn, Sóng biển giai đoạn từ tháng 3/2024 đến tháng 5/2024 do ảnh hưởng của một số đợt KKL, khu vực ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Bình Thuận – Cà Mau độ cao sóng dao động 2,0-3,0m, vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) độ cao sóng lớn nhất dao động trong khoảng 2,0-4,0m, có lúc trên 4,0m, biển động. Trên vùng biển Cà Mau-Kiên Giang sóng biển chỉ phổ biến dao động trong khoảng 1,0-2,0m; Triều cường ven biển Đông Nam Bộ từ cuối tháng 2/2024 đến tháng 5/2024 xuất hiện 06 đợt triều cường đợt 1 từ ngày 25/02-28/02/2024, đợt 2 từ ngày 10-14/03/2024, đợt 3 từ ngày 26-29/03/2024, đợt 4 từ ngày 08-12/04/2024, đợt 5 từ ngày 24-28/04/2024, và đợt 6 từ ngày 08/05-10/05/2024. Trong đó, có 03 đợt triều cường vào 10-14/03/2024 và 08-12/04/2024 mực nước Vũng Tàu có thể đạt 4,15m.
Xu thế khí tượng, thủy văn, hải văn từ tháng 6-8/2024:
Khí tượng, hiện tượng ENSO từ tháng 6-8/2024, dự báo ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính; Bão/ATNĐ dự báo từ tháng 7/2024 bão/ATNĐ có khả năng xuất hiện trên Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc nước ta; Nắng nóng khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với TBNN, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt; Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội Bão/ATNĐ và gió mùa Tây Nam có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên Biển Đông mưa lớn, lốc, sét và hiện tượng nắng nóng gay gắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng; Xu thế nhiệt độ trung bình: Từ tháng 6-8/2024, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn so với TBNN khoảng từ 0,5-1,50C.
Thủy văn và nguồn nước, Khu vực Bắc Bộ: Mùa lũ trên các sông suối khu vực Bắc Bộ ít có khả năng đến sớm. Nguồn nước trên các sông ở khu vực Bắc Bộ ở mức thiếu hụt so với TBNN; Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Từ tháng 6-8/2024, trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên có khả năng xảy ra 2-3 đợt lũ, các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi xuất hiện 1-2 đợt dao động; các sông khác ở Trung Bộ mực nước biến đổi chậm; Khu vực Nam Bộ sông Đồng Nai mực nước trên sông Đồng Nai tại Tà Lài có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ, sông Cửu Long từ tháng 6-8/2024 là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và sông Cửu Long. Tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL lên dần và ở mức thấp hơn TBNN từ 5-10%.
Hải văn, từ tháng 6 đến tháng 8/2024 vùng biển ngoài khơi Cà Mau – Kiên Giang chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh, sóng biển dao động 1,0-2,0m, có lúc trên 2,0m, giai đoạn này tại khu vực ven biển Tây Nam Bộ xuất hiện 07 đợt triều cường: Đợt 1 từ ngày 05-10/06/2024, đợt 2 từ ngày 21-25/06/2024, đợt 3 từ ngày 03-08/07/2024, đợt 4 từ ngày 19-23/07/2024 đợt 5 từ ngày 31/07- 04/08/2024, đợt 6 từ ngày 15/08-20/08/2024 và đợt 7 từ ngày 27/08-31/08/2024, trong đó có đợt 1 từ ngày 05-10/06/2024, đợt 2 từ ngày 21-25/06/2024 và đợt 3 từ ngày 03-08/07/2024 mức triều trên 90cm có khả năng gây ngập lụt cho khu vực này.
Link đính kèm /upload/files/2024/TBNN/Thang/2/dbqg-kthm-20240215-1200-signed.pdf
Tạp chí KTTV