Ở nước ta, mùa lũ phân bố như thế nào ? Thế nào là lũ tiểu mãn ? Thế nào là lũ chính vụ ? Thế nào là lũ cuối vụ ?

Đăng ngày: 25-12-2018
Họ Tên: Bành Thị Ngọc
Địa chỉ: Quảng Ngãi
Email: banhngoc37@gmail.com
Hỏi: Ở nước ta, mùa lũ phân bố như thế nào ? Thế nào là lũ tiểu mãn ? Thế nào là lũ chính vụ ? Thế nào là lũ cuối vụ ?

Thời gian mùa lũ ở nước ta xuất hiện thế nào?

Mùa lũ trên các sông Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ có xu hướng xuất hiện muộn dần từ Bắc vào Nam (Hình 3.7):

  • Bắc Bộ: từ tháng 6 đến tháng 10;
  • Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh):  từ tháng 7 đến tháng 11;
  • Trung và Nam Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Ninh Thuận): từ tháng 9 đến tháng 12;
  • Bình Thuận, Nam Bộ và Tây Nguyên: từ tháng 6 đến tháng 11. 

Thế nào là lũ tiểu mãn, lũ chính vụ, lũ cuối vụ, lũ sớm, lũ muộn?

Lũ tiểu mãn là loại lũ do mưa rào vào thời kỳ tiết tiểu mãn (cuối tháng 5) hàng năm gây ra (hình 3.7). Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sản xuất, các hồ chứa và đặc biệt là các hồ chứa thuỷ điện, vì vào thời kỳ này thường nắng nóng, mưa ít, nguồn nước các hồ chứa đã cạn kiệt. Tuy vậy, cũng có khi lũ tiểu mãn khá lớn, gây ra những thiệt hại đáng kể (trận lũ tháng 5/1986) ở Trung Bộ.

- Lũ chính vụ là lũ xuất hiện vào giữa mùa lũ, thường là lũ lớn nhất trong năm nên dễ gây ngập lụt, làm thiệt hại đáng kể về người và của cải. Trên các sông Bắc Bộ, lũ chính vụ thường vào các tháng 7, 8; các sông Trung Bộ, thường vào tháng 10, 11; các sông Nam Bộ, Tây Nguyên, thường vào tháng 9, 10.

- Lũ cuối vụ là lũ xảy ra vào cuối mùa lũ, thường không lớn. Tuy vậy, cũng có năm, có nơi, lũ cuối vụ là lũ lớn nhất trong năm. Lũ trên các sông Bắc Bộ, Nam Bộ có thể xuất hiện muộn vào tháng 11; ở Trung Bộ vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.

- Lũ sớm là lũ xuất hiện vào trước thời gian mùa lũ hàng năm.

- Lũ muộn là lũ xuất hiện vào sau thời gian mùa lũ hàng năm.