1. Tại các địa phương, đặc biệt là các vùng ngập lụt hạ du hoặc hạ lưu các nhà máy thủy điện hầu hết đều có trang bị hệ thống cột mốc cảnh báo lũ với mục đích giúp địa phương chủ động trong công tác phòng, chống lũ, lụt, làm giảm thiệt hại tại các vùng ngập. Các cột mốc cảnh báo lũ đều có các thông số cần thiết như mốc lũ lịch sử, mức báo động, độ sâu ngập lụt; có 3 màu theo cấp độ từ thấp đến cao tương ứng với các cấp độ báo động xanh, vàng, đỏ; bề rộng mỗi đoạn sơn 10cm, các phần màu xanh, vàng, đỏ bằng nhau; thông số nhận diện trên cột mốc được sơn phản quang.
2. Bảng mô tả các cấp nước lũ báo động chính thức hiện đang được Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương sử dụng.
Báo động Cấp I |
Có khả năng xảy ra lũ - Nước sông dâng cao; đe doạ phần bờ cao; gây ngập ở các vùng đất rất thấp |
Báo động Cấp II |
Tình trạng lũ nguy hiểm - Lũ gây ngập tại những vùng bằng phẳng; trừ những thị trấn và thành phố được bảo vệ trước sự tấn công của nước lũ; dòng chảy trong sông với vận tốc lớn gây nguy hiểm cho bờ sông và làm xói lở đê; chân cầu có nguy cơ bị nguy hiểm do bị xói lở |
Báo động Cấp III |
Tình trạng lũ rất nguy hiểm - Tất cả các vùng đất thấp đều bị ngập; kể cả những vùng đất thấp nằm trong thành phố; sự an toàn của các đê bảo vệ ven sông đang bị đe doạ; bắt đầu có sự thiệt hại về cơ sở hạ tầng |
Báo động Cấp IV |
Trình trạng lũ khẩn cấp - Lũ không thể kiểm soát được trên diện rộng; đê bị vỡ là điều khó tránh khỏi và có thể không kiểm soát được; thiệt hại về cơ sở hạ tầng là nghiêm trọng |
3. Khi nghe tin cảnh báo, dự báo lũ trên các phương tiện truyền thông, người dân có thể dựa vào cấp báo động lũ được cảnh báo, dự báo và các cột mốc cảnh báo lũ cũng như mô tả các cấp nước lũ báo động để hình dung mức độ nguy hiểm của trận lũ sắp xảy ra, từ đó có phương án phòng chống thích hợp, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra.