Báo cáo của WMO về tác động của COVID-19 với biến đối khí hậu

Đăng ngày: 13-12-2021 | Lượt xem: 2337
Khi các quốc gia ở vĩ độ trung bình của Bắc bán cầu bước vào mùa đông thứ hai của đại dịch COVID-19, sự thay đổi của khí hậu theo mùa đối với nguy cơ lây truyền COVID-19 lại trở một vấn đề quan trọng.

Rất nhiều các quốc gia trong khu vực ôn đới đã trải qua đỉnh COVID-19 vào mùa đông năm 2020-2021 và các ca bệnh lại có xu hướng gia tăng vào cuối mùa thu năm 2021. Không những thế, sự gia tăng này xảy ra trên nền tảng của các biến thể COVID-19 mới và tỷ lệ tiêm chủng khác nhau giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong từng quốc gia. Điều này đặt ra câu hỏi liệu sự thay đổi khí hậu theo mùa và các dạng biến đổi thời tiết khác nhau có đóng vai trò trong sự phát triển của đại dịch COVID-19, từ đó các nhà khoa học có thể xây dựng các chiến lược đối phó.

Nghiên cứu về các bệnh dịch lây nhiễm theo mùa là một cơ sở quan trọng giúp con người đối phó với đại dịch Covid 19

Vào tháng 3 năm 2021, Nhóm nghiên cứu đặc nhiệm của WMO về các yếu tố khí tượng và chất lượng không khí trong Đại dịch COVID-19 đã công bố báo cáo đầu tiên của họ. Báo cáo đã nêu bật một thực tế rằng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường biểu hiện theo mùa. Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng các cơ chế cơ bản dẫn đến tính theo mùa của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vẫn chưa được hiểu rõ và trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, nguy cơ lây truyền đại dịch đã phản ứng mạnh mẽ hơn với các yếu tố hành vi của con người so với tính chất, điều kiện của thời tiết.

Kể từ đó, nghiên cứu về khả năng lây nhiễm của COVID-19 theo mùa đã được nghiên cứu nâng cao. Các ghi chép về COVID-19 đã thu thập nhiều tài liệu hơn, kết hợp với thời gian cần thiết cho các nhóm nghiên cứu để tách các tín hiệu theo mùa khỏi các biến gây nhiễu, đã mang lại một số nghiên cứu dịch tễ học chứng minh rõ ràng tác động của khí hậu theo mùa với dịch bệnh. Nghiên cứu dịch tễ học và phòng thí nghiệm bổ sung đã cho thấy sự nhạy cảm với môi trường của vi rút và các mô hình bệnh quan sát được phù hợp với kết quả về tình trạng bệnh dịch theo mùa phổ biến. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng nguy cơ lây truyền bệnh dịch cao hơn vào mùa đông ở các vùng ôn đới, và trên thực tế, nhiều quốc gia ở vĩ độ trung bình đã trải qua những đợt nhiễm trùng vào mùa thu và mùa đông.

“Đối với các dịch vụ khí tượng và y tế, bằng chứng về tính theo mùa của COVID-19 có giá trị tiềm năng đối với việc chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh. Theo tiến sĩ Ben Zaitchik của Đại học John Hopkins và là đồng chủ tịch của Nhóm đặc nhiệm WMO COVID-19 cho biết: Nghiên cứu này cho thấy việc chuẩn bị cho sự gia tăng số ca COVID-19 và mức độ nghiêm trọng trong mùa lạnh ở các vùng khí hậu lạnh hơn, và các dịch vụ khí tượng có thể làm việc với các dịch vụ y tế để truyền đạt thông điệp này và giúp ngành y tế lập kế hoạch ứng phó hiệu quả nhất”.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/wmo-covid-19-task-team-update-science-of-seasonality

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: