Các điểm nổi bật của hội nghị quan sát khí hậu toàn cầu (phần cuối)

Đăng ngày: 20-10-2022 | Lượt xem: 1579
Một hội nghị quốc tế đã được tổ chức để tuyên bố cam kết về một “hệ thống quan sát khí hậu toàn cầu toàn diện và bền vững” là cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng.

Đặc biệt, những người tham gia hội nghị nhất trí kêu gọi các Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc và các cơ quan liên quan:

Duy trì nguồn vốn dài hạn là điều cần thiết để đảm bảo sự liên tục và tăng cường các quan sát để đánh giá các biến số khí hậu quan trọng. Hiện nay việc cung cấp các giá trị quan sát vẫn còn nhận được những nguồn tài trợ hạn chế, và hệ thống quan trắc khí hậu vẫn còn mỏng manh.

Việc giải quyết các các khó khăn chính trong thu thập dữ liệu trong mạng lưới quan sát đã được xác định từ nhiều thành phần khác nhau của hệ thống quan sát, từ khí quyển đến đại dương, từ tầng đông lạnh đến sinh quyển và nước trong đất liền. Các khu vực ưu tiên để tăng cường hệ thống quan sát là các khu vực của Châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á, đại dương và các vùng cực.

Cải thiện chất lượng dữ liệu, tính khả dụng, khả năng truy cập và tiện ích. Nhiều quan sát khí hậu chưa được khai thác vì thiếu tính nhất quán trong quá trình xử lý, khả năng tương tác và khả năng sử dụng thấp. Hội nghị đã đưa ra các lộ trình cụ thể để cải tiến, xác định rằng cần nỗ lực tăng cường để đảm bảo dữ liệu có thể được sử dụng dễ dàng trong quá trình phân tích và phù hợp với mục đích dự báo.

Cải thiện chất lượng dữ liệu, tính khả dụng, khả năng truy cập và tiện ích là một trong những ưu tiên của Hội nghị quan sát khí hậu toàn cầu

Thiết lập và duy trì kho dữ liệu khí hậu. Để giải quyết và hiểu rõ về biến đổi khí hậu, chuỗi thời gian dài nhất có thể cần được lưu giữ và có sẵn lâu dài. Dữ liệu khí hậu phải được cung cấp thông qua các kho dữ liệu toàn cầu và quyền truy cập của chúng phải miễn phí và công khai. Hội nghị đã xác định cách giải quyết vấn đề này, bao gồm các biện pháp cụ thể và việc tăng cường kinh phí để đảm bảo dữ liệu có thể được lưu trữ định dạng kỹ thuật số bản cứng nhằm kéo dài chuỗi thời gian dữ liệu hiện có.

Tích cực giải quyết các nhu cầu mới nổi. Các nhu cầu mới đã được xác định, chẳng hạn như tăng tần suất quan sát để có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu cần giải quyết trong thời gian ngắn hạn. Hệ thống quan sát khí hậu toàn cầu phải phát triển để đáp ứng nhu cầu đó.

Tạo sự gắn kết với các quốc gia. Nhiều quan sát khí hậu được thực hiện bởi các cơ quan quốc gia, những cơ quan này cần được hỗ trợ và phối hợp khu vực và toàn cầu. Những lợi ích của quan sát khí hậu cần được phổ biến rộng rãi và sự đóng góp của các quan sát quốc gia vào bộ dữ liệu toàn cầu cần được khuyến khích.

Tăng cường các quan sát tổng hợp về các thành phần vật lý, hóa học và sinh học của hệ thống khí hậu để hiểu rõ hơn về sự biến đổi, xu hướng và tác động của khí hậu, đặc biệt là đối với các hệ sinh thái mong manh.

Những người tham gia hội nghị kêu gọi “thực hiện quan sát theo định hướng hành động” trong khuôn khổ UNFCCC, đồng thời báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu và giảm thiểu khí hậu để chúng ta hiểu biết về môi trường hiện tại và tương lai nhằm hỗ trợ các quyết định về phát triển bền vững.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/conference-highlights-need-global-climate-observations

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: