Chủ trì Lễ công bố Bà Elenna Manaenkova, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).
Báo cáo báo cáo khí hậu Châu Á 2021 sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý về hiện trạng, tính tổn thương của khu vực Châu Á với BĐKH từ đó đưa ra các cơ chế chính sách ứng phó hiệu quả với BĐKH cung cấp tình trạng khí hậu, các hiện tượng cực đoan và tác động kinh tế xã hội ở khu vực Châu Á năm 2021.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng khu vực II Châu Á GS. TS. Trần Hồng Thái phát biểu trực tuyến tại buổi Lễ
Phát biểu trực tuyến tại buổi Lễ quan trọng này, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng khu vực II Châu Á Trần Hồng Thái bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể tham gia trực tiếp cùng các đại biểu tại Sharm el Sheik, Ai Cập vì thời điểm này đang là mùa cao điểm của bão nhiệt đới xuất hiện ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi phải tập trung toàn bộ sức lực để cung cấp dự báo và cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại và tổn thất đối với người dân.
Theo GS. TS Trần Hồng Thái, kể từ năm 2020, Hiệp hội Khu vực Châu Á (RAII) đã phát hành các báo cáo hàng năm về tình trạng khí hậu ở Châu Á nhằm mục đích thông báo cho các nhà hoạch định chính sách, các bên liên quan và xã hội về sự biến đổi khí hậu, các sự kiện thời tiết và khí hậu trong năm cũng như tác động của chúng trong dài hạn, kết hợp với thông tin về hành động khí hậu dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy. Báo cáo Khí hậu Châu Á đầu tiên được công bố vào năm ngoái. “Hôm nay, tôi rất tự hào với sự làm việc chăm chỉ của 43 nhà khoa học và chuyên gia từ 16 Cơ quan KTTV trong RA II, 7 tổ chức quốc tế, Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của LHQ (ESCAP), Ủy ban Kinh tế Xã hội vùng Tây Á (ESCWA), WMO và các cơ quan chuyên môn khác của Liên Hợp quốc, chúng tôi đã xây dựng thành công báo cáo thứ 2 về khí hậu tại Châu Á”, ông Trần Hồng Thái nhấn mạnh và gửi lời cảm ơn đến những tác giả đã nỗ lực cống hiến hết mình cho sản phẩm xuất sắc và ý nghĩa này.
Ông nhấn mạnh biến đổi khí hậu đã và đang được ghi nhận ở toàn khu vực Châu Á. Nhiệt độ vào năm 2021 trong khu vực cao hơn 0,86°C so với mức trung bình giai đoạn 1981-2010, được xếp hạng giữa năm ấm nhất thứ 5 và thứ 7 được ghi nhận. Lượng mưa giảm và sự thu hẹp băng tuyết đã ảnh hưởng đến lượng nước cung cấp cho cây trồng và làm giảm sản lượng. Thời tiết và các hiện tượng cực đoan dưới tác động của biến đổi khí hậu đã gây vô số thiệt hại về người và tài sản trong toàn khu vực. Theo ước tính của ESCAP, toàn khu vực có 48,3 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ. Điều này khiến khoảng 4.000 người thiệt mạng, trong đó 80% là do lũ lụt. Nhìn chung, ước tính thiên tai đã dẫn đến tổng thiệt hại kinh tế là 35,6 tỷ USD, cao hơn mức trung bình của hai thập kỷ qua, đặc biệt là thiệt hại do hạn hán, lũ lụt và sạt lở đất. Những con số này không nói dối về mức độ dễ bị tổn thương của khu vực Châu Á trước biến đổi khí hậu. Khu vực của chúng ta đang thực sự gặp nguy hiểm vì biến đổi khí hậu.
Theo kết quả của COP 26 cho thấy các biện pháp tuyệt vời và rất hứa hẹn để hiện thực hóa mục tiêu giữ cho nhiệt độ không vượt quá. Cho đến nay, hơn 110 quốc gia đã cam kết đạt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050, hơn 105 quốc gia cam kết cắt giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030. Tuy nhiên, ngay cả khi tất cả các quốc gia thực hiện đầy đủ các cam kết của mình, biến đổi khí hậu được cho là sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ,và các hiện tượng khí hậu cực đoan được dự báo sẽ tiếp tục xảy ra với cường độ và tần suất cao hơn. Báo cáo Khí hậu Châu Á năm 2021 là một minh chứng quan trọng để chứng minh dự báo đó.
“Do vậy, đây là lúc để chúng ta giải quyết vấn đề đó. Giảm thiểu là các biện pháp lâu dài hơn nhưng thích ứng là giải pháp cấp thiết của con người ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, tôi hy vọng rằng COP 27 năm nay sẽ mang lại cho chúng ta những kết quả tốt hơn trong việc xây dựng khả năng chống chịu, thích ứng với các tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết tài trợ cho hành động khí hậu ở các nước đang phát triển”. Ông nhấn mạnh.
Việt Nam luôn mong muốn đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng WMO, đặc biệt là cộng đồng RAII. Việt Nam rất tự hào về sự đóng góp của mình cho một trong những sản phẩm tuyệt vời của cộng đồng, đó là Báo cáo hiện trạng khí hậu ở châu Á 2021. Nhấn mạnh vai trò quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của Báo cáo đối với cộng đồng toàn cầu cũng như châu Á, bởi nó cấp thông tin quan trọng giúp các chính phủ và các nhà lãnh đạo trong khu vực và trên thế giới để xây dựng và ban hành các chính sách hiệu quả nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông hy vọng các nước phát triển sẽ thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình để hỗ trợ và tài trợ cho các nước đang phát triển trong các hành động vì khí hậu. Đồng thời, ông cũng đề nghị các thành viên RAII và các đại biểu tham gia sự kiện này sẽ chuyển tải các thông điệp và kết quả nghiên cứu chính của Báo cáo hiện trạng khí hậu ở châu Á 2021 tới các nhà lãnh đạo, tổ chức, các đại biểu của đất nước bạn và các mạng lưới quốc tế. Ông tin tưởng rằng chúng ta sẽ cùng nhau đóng góp tiếng nói của mình để thúc đẩy các hành động cấp bách về ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng khả năng phục hồi vì một châu Á an toàn và bền vững.
Tạp chí KTTV tổng hợp