Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị, Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ cho biết: Năm 2022, Đài đã nghiêm túc theo dõi, đôn đốc, tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, quy trình, quy định kỹ thuật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo và thông tin, dữ liệu KTTV phục vụ phòng, chống thiên tai tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Thực hiện tốt công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng nhà, trạm, công trình quan trắc và các trang thiết bị phục vụ công tác quan trắc, đo đạc. Thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn công tác kiểm định máy, thiết bị đo đạc; thực hiện đầy đủ các báo cáo. Đồng thời, xây dựng phương án, diễn tập và phê duyệt phương án đảm bảo đo đạc, thông tin liên lạc, chuẩn bị đầy đủ máy dự phòng, không để xảy ra tình trạng mất thông thông tin liên lạc hoặc gián đoạn truyền tin trong điều kiện thời tiết bình thường cũng như điều kiện thời tiết nguy hiểm. Xây dựng phương án PCTT và phối hợp tốt với địa phương, các Đài KTTV tỉnh đã xây dựng Quy chế phối hợp với UBND tỉnh.
Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của Tổng cục KTTV, gửi đầy đủ các báo cáo (tháng, quý, năm); thực hiện các báo cáo đột xuất đúng thời gian quy định; hoàn thành công tác tổ chức cán bộ theo yêu cầu của Tổng cục; thực hiện công tác kế hoạch, tài chính đúng tiến độ, đúng quy định của Nhà nước.
Ông Đặng Văn Dũng, Giám đốc Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ báo cáo tại Hội nghị
Từ đầu năm 2022 đến nay, trên khu vực Biển Đông có 07 cơn Bão và 02 ATNĐ, trong đó có 02 cơn bão số 4 và số 5 ảnh hưởng gây mưa đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Trong năm 2022, có khoảng 13 - 15 đợt KKL ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam Trung Bộ. Các đợt KKL này chủ yếu gây ra mưa rào rải rác đến các tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa kèm theo gió Đông Bắc mạnh trên đất liền cấp 3, ven biển cấp 4 - 5, trên biển cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động đến động mạnh.
Đến giữa tháng 5, do ảnh hưởng của áp thấp nóng phía tây, nắng nóng xuất hiện trên diện rộng, có nơi đạt mức nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất đạt 38,20C (tại Sơn Hòa vào ngày 15/5/2022). Tổng lượng mưa trên toàn khu vực ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ từ 10 - 30%, trong đó, tổng lượng mưa ở tỉnh Bình Định và Phú Yên phổ biến từ 600 - 900mm có nơi cao hơn, Khánh Hòa và Ninh Thuận phổ biến từ 350 - 450mm, Bình Thuận phổ biến từ 150 - 250mm, riêng phía Tây nam Bình Thuận từ 800 - 1000mm; Chất lượng dự báo phục vụ các loại bản tin KTTV trong năm 2022 đều vượt từ 0,2 đến 20%.
Đài chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phối hợp với cơ quan, ban ngành của địa phương để chủ động, nâng cao hiệu quả công tác PCTT; Tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động trong PCTT nhất là tại các khu vực dễ bị tổn thương bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan. Phát hiện và dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn nguy hiểm, trong đó công tác cảnh báo sớm được đặc biệt chú trọng. Các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai luôn kèm cấp độ rủi ro thiên tai, đã được ban hành theo đúng quy định và được truyền đi kịp thời, tin cậy đến UBND, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các cơ quan theo quy định, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, với nhiều hình thức đa dạng như qua fax, Email, Zalo, điện thoại, tin nhắn...
Đối với công tác Khoa học công nghệ năm 2023 Đài đăng ký 01 đề tài cấp Bộ Nghiên cứu ảnh hưởng của mực nước ven biển tới quá trình thoát l tại hạ lưu sông Miền Trung. Áp dụng thử nghiệm tại hạ lưu sông Kiến Giang, Quảng Bình. Mã số TNMT. 2023.06.09.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường ghi nhận và đánh giá cao kết quả công tác của Đài trong năm 2022, Để tiếp tục làm tốt các nhiệm vụ đề ra trong năm 2023 và các năm tiếp theo, ông đề nghị Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ tiếp thu ý kiến tâm huyết của các đại biểu, làm cơ sở để cập nhật vào kế hoạch hành động để thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra. Trong đó, việc đoàn kết, đồng lòng vì ngành KTTV của các từng cán bộ, từng đơn vị thuộc Đài là then chốt, là trọng tâm để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Về công tác tổ chức cán bộ, cần thực hiện có hiệu quả đề án vị trí việc làm trong bối cảnh mới; thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định chế độ chính sách đối với viên chức và người lao động; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, người lao động đặc biệt là công tác quản lý, sử dụng, vận hành các thiết bị, công nghệ về đo đạc, quan trắc, thông tin dữ liệu, dự báo KTTV; bám sát kế hoạch triển khai Chỉ thị 10 của Ban Bí thư, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, tự động hóa, số hóa, xã hội hóa và tăng cường các hoạt động dịch vụ của Ngành.
Về công tác quản lý mạng lưới, thường xuyên cập nhật và báo cáo Tổng cục các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 của các địa phương tại khu vực Đài quản lý trong quá trình thực hiện Quy hoạch mạng lưới trạm KTTV quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 nhằm giải quyết triệt để các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Quy hoạch 90 hiện nay. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng và triển khai Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về KTTV trên địa bàn các tỉnh nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KTTV, giảm thiểu tối đa các vi phạm đối với hành lang kỹ thuật công trình trạm KTTV. Đánh giá kết quả, giải pháp kỹ thuật duy trì hoạt động mạng lưới trạm KTTV tự động trong thời gian qua (bao gồm thay thế các thiết bị tại trạm và hệ thống thu thập, xử lý, chia sẻ và khai thác dữ liệu) để tiếp tục đề xuất phương án tổng thể duy trì hoạt động ổn định mạng lưới trạm KTTV tự động trong các năm tới. Tiếp tục phối hợp với Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV đồng bộ dữ liệu các trạm KTTV tự động tại Đài về cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ công tác dự báo KTTV.
Về công tác dự báo, cảnh báo KTTV, Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ và các đài tỉnh trực thuộc cần quan tâm hơn nữa đến dự báo thiên tai do mưa lớn, dự báo tác động do ảnh hưởng của hoàn lưu bão. Thường xuyên nâng cao trình độ, rút kinh nghiệm trong công tác dự báo, cảnh báo sau mỗi đợt thiên tai; bám sát yêu cầu của địa phương để sớm đưa ra các bản tin dự báo, cảnh báo.
Tiếp tục thực hiện cụ thể hóa bản tin dự báo KTTV phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương; đa dạng hoá các phương án truyền tin đến các đối tượng sử dụng, đặc biệt là đến cán bộ, Ban chỉ đạo công tác PCTT trên địa bàn các tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp cung cấp thông tin để đảm bảo thông tin cung cấp có độ tin cậy cao và đồng nhất; Tăng cường nghiên cứu ứng dụng mô hình toán hiện đại trong dự báo, cảnh báo; chú trọng công tác dự báo dựa trên tác động và cảnh báo dựa trên rủi ro.
Về công tác thông tin dữ liệu KTTV, cần tập trung thu triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTV, về thiệt hại, về rủi ro thiên tai trên khu vực; đảm bảo truyền tin, phát báo đầy đủ, số liệu KTTV phục vụ dự báo. Tăng cường đào tạo, làm chủ công nghệ, thiết bị đo, phần mềm đối với bộ thu thập, xử lý dữ liệu tại các trạm KTTV tự động. Tăng cường năng lực trong bảo trì, vận hành, sửa chữa các phần mềm thu thập số liệu.
Về công tác kế hoạch - tài chính, Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo đúng quy định, tiết kiệm và hiệu quả; Quản lý chi tiêu đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả, trên cơ sở đó đảm bảo kinh phí thanh toán tiền lương, phụ cấp lương các chế độ, chính sách đối với người lao động và các khoản chi thường xuyên phục vụ cho công tác quan trắc và dự báo KTTV.
Lãnh đạo Tổng cục KTTV và Lãnh đạo Đài trao các quyết định và bằng khen cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc năm 2021
Tạp chí KTTV