Nhiều đoạn đường cặp kênh Bò Ót xuất hiện sụp lún, có nguy cơ sạt lở cao.
Theo phản ánh của các hộ dân ở khu vực Thới Thạnh 2, kênh Bò Ót nước chảy xiết, tàu ghe lưu thông rất nhiều, đặc biệt là những sà lan có trọng tải lớn. Do bị sóng đánh thường xuyên vào bờ nên xuất hiện tình trạng sụp lún và sạt lở trên diện rộng. Qua khảo sát, trong năm 2022, kênh Bò Ót có 6 điểm nguy cơ sạt lở, với tổng chiều dài khoảng 223m. Người dân ở đây cho biết, sau mỗi mùa nước nổi là tình trạng sụp lún đường bê tông cặp kênh Bò Ót lại diễn ra nhiều thêm.
Hiện nay, dọc theo tuyến đường cặp kênh Bò Ót, xuất hiện nhiều điểm răn nứt, mặt đường bị nghiêng, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Ông Cao Đức Thành, người dân ở đây, cho biết: “Khoảng 5 năm gần đây, sạt lở ăn sâu vào đất liền 3-5m. Hiện tại, nhiều đoạn trên tuyến này xuất hiện “hàm ếch” có nguy cơ sạt lở, khiến người dân sống trong tâm trạng bất an”. Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, UBND quận chỉ đạo UBND phường tiến hành khảo sát và đã vận động các hộ dân có nhà cặp sông di dời tài sản có giá trị đến khu vực an toàn và không ngủ lại ban đêm. UBND phường đề nghị các hộ dân đốn bỏ cây ăn trái dọc theo tuyến đường để giảm tải dọc bờ sông, tiến hành sửa chữa một số đoạn sụp lún. Ông Dương Hữu Thời, Phó Chủ tịch UBND phường Thới Thuận, cho biết: “Sau khi xảy ra các điểm sụp lún, sạt lở, UBND phường cử lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả. UBND phường báo cáo đến UBND quận khảo sát để có kế hoạch gia cố, đảm bảo giao thông”.
Trong năm 2022, trên địa bàn quận Thốt Nốt xảy ra 5 vụ sạt lở ở các kênh Thơm Rơm, Bò Ót, Cả Hô và sông Hậu, với chiều dài hơn 52m, làm gãy mặt đường bê tông, hở hàm ếch, sụp lún hoàn toàn 1 căn nhà... Sau khi sạt lở xảy ra, UBND quận, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn của quận đã chỉ đạo các phường huy động lực lượng đến hiện trường khắc phục tạm đoạn sạt lở, sụp lún, hỗ trợ các hộ dân di dời vật dụng. UBND quận đã gia cố 5 đoạn sạt lở với chiều dài 384m, tổng kinh phí gia cố hơn 4 tỉ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi. Ngoài ra, Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt phối hợp UBND các phường khảo sát, kiểm tra trên địa bàn quận còn 45 điểm có nguy cơ sạt lở cao.
Ông Trương Tiến Lực, Trưởng Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, cho biết: “Tuyến kênh Bò Ót có chiều dài trên 2km, tình trạng sạt lở, sụp lún 2 bên bờ kênh rất nhiều. UBND quận Thốt Nốt đang triển khai thực hiện gia cố đoạn sạt lở bờ phải trên tuyến kênh Bò Ót, có chiều dài 78m, với kinh phí hơn 1 tỉ đồng. Hiện tại, Phòng Kinh tế huyện đã thống kê và trình UBND quận đề xuất với thành phố tiếp tục khắc phục 5 điểm sạt lở ở kênh Bò Ót. Trong thời gian chờ kinh phí thực hiện, Phòng Kinh tế quận phối hợp UBND các phường gắn biển báo tại những điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra”.l Thời gian qua, tình trạng sụp lún, sạt lở ở kênh Bò Ót, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt diễn ra khá nghiêm trọng. Công tác khắc phục hậu quả sau những đợt sạt lở được chính quyền địa phương và người dân quan tâm. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao và các đoạn sạt lở vẫn chưa được khắc phục, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều người dân.
Theo phản ánh của các hộ dân ở khu vực Thới Thạnh 2, kênh Bò Ót nước chảy xiết, tàu ghe lưu thông rất nhiều, đặc biệt là những sà lan có trọng tải lớn. Do bị sóng đánh thường xuyên vào bờ nên xuất hiện tình trạng sụp lún và sạt lở trên diện rộng. Qua khảo sát, trong năm 2022, kênh Bò Ót có 6 điểm nguy cơ sạt lở, với tổng chiều dài khoảng 223m. Người dân ở đây cho biết, sau mỗi mùa nước nổi là tình trạng sụp lún đường bê tông cặp kênh Bò Ót lại diễn ra nhiều thêm.
Hiện nay, dọc theo tuyến đường cặp kênh Bò Ót, xuất hiện nhiều điểm răn nứt, mặt đường bị nghiêng, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Ông Cao Đức Thành, người dân ở đây, cho biết: “Khoảng 5 năm gần đây, sạt lở ăn sâu vào đất liền 3-5m. Hiện tại, nhiều đoạn trên tuyến này xuất hiện “hàm ếch” có nguy cơ sạt lở, khiến người dân sống trong tâm trạng bất an”. Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, UBND quận chỉ đạo UBND phường tiến hành khảo sát và đã vận động các hộ dân có nhà cặp sông di dời tài sản có giá trị đến khu vực an toàn và không ngủ lại ban đêm. UBND phường đề nghị các hộ dân đốn bỏ cây ăn trái dọc theo tuyến đường để giảm tải dọc bờ sông, tiến hành sửa chữa một số đoạn sụp lún. Ông Dương Hữu Thời, Phó Chủ tịch UBND phường Thới Thuận, cho biết: “Sau khi xảy ra các điểm sụp lún, sạt lở, UBND phường cử lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả. UBND phường báo cáo đến UBND quận khảo sát để có kế hoạch gia cố, đảm bảo giao thông”.
Trong năm 2022, trên địa bàn quận Thốt Nốt xảy ra 5 vụ sạt lở ở các kênh Thơm Rơm, Bò Ót, Cả Hô và sông Hậu, với chiều dài hơn 52m, làm gãy mặt đường bê tông, hở hàm ếch, sụp lún hoàn toàn 1 căn nhà... Sau khi sạt lở xảy ra, UBND quận, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn của quận đã chỉ đạo các phường huy động lực lượng đến hiện trường khắc phục tạm đoạn sạt lở, sụp lún, hỗ trợ các hộ dân di dời vật dụng. UBND quận đã gia cố 5 đoạn sạt lở với chiều dài 384m, tổng kinh phí gia cố hơn 4 tỉ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi. Ngoài ra, Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt phối hợp UBND các phường khảo sát, kiểm tra trên địa bàn quận còn 45 điểm có nguy cơ sạt lở cao.
Ông Trương Tiến Lực, Trưởng Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, cho biết: “Tuyến kênh Bò Ót có chiều dài trên 2km, tình trạng sạt lở, sụp lún 2 bên bờ kênh rất nhiều. UBND quận Thốt Nốt đang triển khai thực hiện gia cố đoạn sạt lở bờ phải trên tuyến kênh Bò Ót, có chiều dài 78m, với kinh phí hơn 1 tỉ đồng. Hiện tại, Phòng Kinh tế huyện đã thống kê và trình UBND quận đề xuất với thành phố tiếp tục khắc phục 5 điểm sạt lở ở kênh Bò Ót. Trong thời gian chờ kinh phí thực hiện, Phòng Kinh tế quận phối hợp UBND các phường gắn biển báo tại những điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra”.
Nguồn Cần Thơ: https://baocantho.com.vn/de-nghi-khac-phuc-tinh-trang-sat-lo-a154367.html