Lực lượng chức năng gia cố đê biển Đông. Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG
Ông Phạm Văn Thiều cũng yêu cầu huy động ngay các lực lượng, phương tiện để xử lý khẩn cấp, bước đầu hạn chế sạt lở và các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn đê điều khu vực này; bố trí lực lượng trực, theo dõi diễn biến hiện trường để kịp thời ứng cứu, xử lý; tổ chức khảo sát, lựa chọn giải pháp chống sạt lở, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trước đó, chiều 21-2 đã xảy ra sạt lở trên tuyến đê biển Đông (đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng), nguy cơ vỡ đê. Tổng chiều dài sạt lở là 46m; trong đó có một đoạn đê bị sạt dài 25m, rộng 6m, sâu 1,5m và một đoạn bị sạt dài 21m, rộng từ 1-3m và sâu 1m.
Nguyên nhân đê bị sạt lở là do triều cường kết hợp gió mạnh gây ra. Đồng thời, vị trí bờ biển trước đoạn đê này, rừng phòng hộ đã mất hoàn toàn, nên sóng đánh trực tiếp vào thân đê gây ra sạt lở nghiêm trọng.
TẤN THÁI