Lào Cai chủ động ứng phó thiên tai

Đăng ngày: 08-06-2021 | Lượt xem: 2116
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, 80% diện tích là rừng núi, hệ thống sông, suối lưu tốc lớn, địa hình rừng núi phức tạp, độ dốc lớn, chất đất, thổ nhưỡng không ổn định, thường xuyên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai. Theo dự báo mưa lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, dông lốc, sét, mưa đá khu vực miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng trong thời gian tới được dự đoán sẽ tiếp tục gia và có những diễn biến khó lường. Trước thách thức đó, Lào Cai đã và đang triển khai nhiều giải pháp hoàn thiện hệ thống điều hành, chỉ đạo phòng chống thiên tai (PCTT) các cấp, nhất là hệ thốn

Theo thống kê, 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 32 đợt rét đậm, rét hại; 63 trận mưa lớn; 29 trận lũ quét, sạt lở đất cùng với nhiều loại hình thiên tai khác làm chết 235 người, tám người mất tích; 240 người bị thương; 2.366 căn nhà bị sập, trôi; 43.186 nhà hư hỏng; hàng nghìn héc-ta lúa, hoa màu bị thiệt hại, 41.732 con gia súc bị chết (riêng năm 2011 là 14.320 con); hơn 1.500 lượt công trình giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng khác bị phá hủy hoặc hư hỏng. Thiệt hại về kinh tế hơn 5.120 tỷ đồng, bình quân hơn 500 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2020, tỉnh Lào Cai xảy ra 31 đợt thiên tai làm 9 người chết; 11 người bị thương; 6.330 nhà ở bị hư hỏng và ảnh hưởng; nhiều héc-ta lúa, mạ, hoa màu bị thiệt hại; nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở.

Nhận thức trước việc thiên tai tác động đến phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh, Lào Cai đã xác định giải pháp căn cơ bền vững nhất là "lấy phòng ngừa là chính", từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai. Trong đó, để giảm bớt rủi ro thiên tai, phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) luôn được địa phương này coi là nhiệm vụ quan trọng.

Tỉnh cũng tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ vào công tác dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; từng bước hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng - thủy văn, nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo, cảnh báo. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu 100% số xã được quan trắc, cảnh báo, có 15 trạm cảnh báo thiên tai sớm, 107 trạm đo mưa tự động và 12 trạm khí tượng thủy văn, hai hệ thống cảnh báo lũ sớm, một hệ thống cảnh báo lũ bùn đá kết nối với đô thị thông minh của tỉnh...

Lào Cai coi việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tỉnh Lào Cai đã chủ động ban hành kế hoạch thành lập, đào tạo các đội xung kích PCTT cho từng giai đoạn (2011 - 2015, 2016 – 2020). Lào Cai đã triển khai rất nhiều hình thức tuyên truyền, từ tuyên truyền tập trung cho đến lồng ghép các buổi sinh hoạt cộng đồng. Đặc biệt, hình thức tổ chức sắm vai diễn kịch để tuyên truyền về công tác phòng chống thiên tai được tăng cường. Các buổi kịch nói, kịch hát được xây dựng phù hợp với giọng điệu, bản sắc ngôn ngữ dân tộc ở từng địa phương đã giúp truyền tải đến người dân một cách mộc mạc dễ hiểu nhất nội dung thiên tai, thảm họa thời tiết đặc thù, thường xuyên xảy ra ở từng địa phương đó.

Tạp chí KTTV

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: