Sau khi nắm bắt tình hình, các cấp, ngành của địa phương đã khẩn trương, chủ động xuống hiện trường và chỉ đạo khắc phục hậu quả, kịp thời xử lý, đảm bảo giao thông thông để người dân đi lại bình thường.
Theo đó, mưa lớn đã gây lũ quét cục bộ khiến cho hàng chục km đường từ xã Thái An huyện (Quản Bạ) đi xã Đường Thượng (Yên Minh) bị phá hủy hoàn toàn.
Nền đường bị nước cuốn trôi, 2 rảnh thoát nước bị phá hủy, đất đá tràn lên mặt đường. Nhiều khu vực xảy ra sạt lở khiến trong buổi sáng ngày 23/8 giao thông ách tắc cục bộ.
Su mưa lũ, nhiều tuyến đường bị hư hỏng nặng, việc đi lại của người dân khó khăn.
Anh Sùng Mí Giàng, thôn Séo Lủng 2, xã Thái An, huyện Quản Bạ cho biết: trận mưa đã kiến cho nhiều nhà bị sạt lở và bị ảnh hưởng đến tài sản trong gia đình, đường đi lại rất khó khăn.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Giang, tuyến đường tỉnh từ xã Tráng Kìm huyện Quản Bạ đi xã Đường Thượng huyện Yên Minh khoảng 6.000m3 đất, đá tràn ngập mặt đường. Khối lượng xói trôi mặt đường đá răm láng nhựa khoảng 8.000m2. Cầu bản gần trung tâm xã Thái An, huyện Quản Bạ bị nước lũ cuốn trôi 1 bên móng, mố cầu, làm sập cầu.
Đường tràn liên hợp gần trung tâm xã Đường Thượng, huyện Yên Minh đất đá lấp toàn bộ cống bản và sói lở làm sập 1/2 móng, thân cống phía hạ lưu. Ước kinh phí để sửa chữa, khắc phục tạm tính khoảng 8 tỷ đồng.
Nhiều cơ sở hạ tầng bị lũ xói mòn.
Theo lãnh đạo UBND xã Thái An, huyện Quản Bạ cho biết, cấp ủy chính quyền xã huy động toàn bộ lực lượng, máy móc để sớm thông đường đảm bảo cho các phương tiện lưu thông.
Mưa lớn kéo dài đã làm nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì bị đất đá tràn lấp, gây tắc nghẽn giao thông như: đoạn km2 tỉnh lộ 177, đường liên xã Vinh Quang, Pố Lồ, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn…ước tính khối lượng đất đá tràn xuống đường trên 200m3. Đồng thời, có trên 50 nhà dân bị đất đá tràn vào nhà khiến đảo cuộc sống, sinh hoạt bị đảo lộn.
Tại huyện Đồng Văn, có 1 hộ tại xã Ma Lé bị đổ tường trình đất nhà ở, sạt lở 2 tuyến đường và đã huy động lực lượng khắc phục cơ bản thông tuyến. Tại huyện Bắc Quang, nước lũ dâng cao gây ngập úng cục bộ tạm thời 32,7 ha hoa màu, sạt lở làm chết một số gia súc, gia cầm. Sạt ta luy dương vùi lấp 20m mương cấp 1 Hồ Quang Minh và sạt lở tại 5 điểm trên các tuyến đường liên thôn và 2 điểm tại tỉnh lộ 177 khối lượng sạt lở ước tính khoảng 700m3.
Đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày sảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã gây thiệt hại ước tính khoảng trên 10 tỷ đồng.
Đoạn đường từ xã Lũng Cú đi ra huyện Đồng Văn bị đất, đá sạt lở, gây ách tắc trong nhiều giờ.
Ngay khi thiên tai xảy ra, các địa phương đã huy động lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” cứu người bị thương, hỗ trợ người dân đến nơi an toàn, khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Riêng ngành Giao thông vận tải chỉ đạo Công ty Cổ phần Đường bộ I, II và Công ty Cổ phần phát triển xây dựng và thương mại số 909 huy động nhân lực, thiết bị thi công dọn đất, đá trên các tuyến đường, làm rào chắn cảnh báo vị trí nguy hiểm, bố trí nhân lực phân luồng giao thông, thi công cầu tạm đảm bảo giao thông trong khi chờ khắc phục cầu Bản Lo.
Ông Cù Duy Man, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Hà Giang cho biết: “Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương và ngành GTVT đã đi kiểm tra thực tế tại hiện trường đồng thời chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả đảm bảo an toàn giao thông. Đối với những vị trí sạt lở ít, các tuyến đường liên thôn thì huy động nhân dân chủ động khắc phục. Đối với các tuyến tỉnh lộ, xã và ngành giao thông huy động máy móc, phương tiện tại chỗ để xử lý đảm bảo giao thông thông suốt. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh triển khai phương án khắc phục khẩn cấp để giao thông được đảm bảo”.
P. Họ