Một điểm đê sông Mã được sửa chữa, nâng cấp
Trong số 34 điểm đê xung yếu chưa đảm bảo an toàn, có 14 trọng điểm đê xung yếu trên các tuyến đê từ cấp I đến cấp III, 20 trọng điểm trên các tuyến đê cấp IV, cấp V.
Đặc biệt, trên các tuyến đê sông lớn như đê hữu sông Chu có 3 vị trí xung yếu tại địa bàn huyện Thọ Xuân, 1 vị trí tại địa bàn huyện Thiệu Hóa; đê hữu sông Mã có 1 vị trí tại TP Thanh Hóa, 1 tại huyện Hoằng Hóa, 1 tại huyện Thiệu Hóa và 1 tại TP Sầm Sơn; đê tả sông Mã có 2 vị trí xung yếu tại địa bàn huyện Vĩnh Lộc; đê tả sông Lèn có 2 vị trí xung yếu tại huyện Nga Sơn; đê tả sông Bưởi có 1 vị trí xung yếu tại huyện Thạch Thành và 1 tại huyện Vĩnh Lộc,…
Trên các tuyến đê vừa và nhỏ như đê sông Nhơm, Cầu Chày, Thị Long, sông Hoàng, sông Yên,… mỗi tuyến đều có từ 1 đến 2 vị trí xung yếu.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra cảnh báo, yêu cầu các địa phương xây dựng phương án phòng chống thiên tai cụ thể cho 34 điểm đê xung yếu.
Theo sppg.org.vn