Tỉnh Đồng Nai sửa đổi quy định về quản lý, thu - nộp, sử dụng và quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai

Đăng ngày: 15-01-2021 | Lượt xem: 836
Đồng Nai sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, thu - nộp, sử dụng và quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 08 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Ảnh minh họa về tăng cường nguồn lực phòng chống thiên tai

Căn cứ nội dung chi tại khoản 1 Điều 7 Quy định này, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã sử dụng nguồn thu Quỹ phòng, chống thiên tai nhưng tối đa không quá 20% số thu trên địa bàn cấp huyện, xã để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai ở cấp của mình.

Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn xây dựng nội dung chi, mức chi và phê duyệt kinh phí được phân cấp tại khoản 1 Điều 7 Quy định này để thực hiện. Trường hợp vượt quá 20% trên tổng số thu tại địa phương Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp hỗ trợ kinh phí bổ sung.”

Điều 8 được sửa đổi như sau:

“1. Chi cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở của Nhân dân, công trình bị hư hỏng do thiên tai:

a) Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai;

b) Hỗ trợ người bị thương nặng do thiên tai gây ra tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ theo hóa đơn thực tế nhưng không quá 3.000.000 đồng/người.

c) Hỗ trợ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai được xem xét hỗ trợ 6.000.000 đồng/người.

d) Hộ gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng do thiên tai, được xem xét hỗ trợ 10.000.000 đồng/hộ.

đ) Hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, thiên tai được xem xét hỗ trợ 10.000.000 đồng/hộ.

e) Hỗ trợ thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán đến, mức hỗ trợ nước uống 40.000 đồng/người/ngày.

g) Hỗ trợ tu sửa trụ sở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; tu sửa, xử lý khẩn cấp đê kè, cống và công trình phòng chống thiên tai, mức hỗ trợ kinh phí tối đa không quá 3 tỷ đồng/1 công trình.

h) Đối với các trường hợp hỗ trợ chưa được quy định tại Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, rà soát, tổng hợp, đề xuất cụ thể mức hỗ trợ cho từng đối tượng theo quy định của pháp luật, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Hỗ trợ chi phí thù lao cho lực lượng trực tiếp thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 83/2019/NĐ-CP), cụ thể như sau:

Hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu, quản lý quỹ, bao gồm: Chi tiền lương cho các Hợp đồng lao động làm việc tại Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh và đóng các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trực, chi tiền nhiên liệu đi công tác; chi trả các dịch vụ (điện, nước, điện thoại, internet, vệ sinh môi trường, tem thư, chuyển phát nhanh, phí đường bộ); chi tiếp khách; chi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; hội nghị, tập huấn, thuê mướn; dụng cụ văn phòng; văn phòng phẩm; chi phúc lợi (nước uống, khen thưởng khi thu vượt kế hoạch, hỗ trợ các ngày lễ, tết, hỗ trợ các tổ chức Đảng, đoàn thể); chi mua sắm, sửa chữa nâng cấp tài sản cố định phục vụ công tác; chi làm thêm giờ, chi nghiệp vụ chuyên môn và các chi phí khác cho đơn vị tỉnh, cấp huyện được giao nhiệm vụ trực tiếp thu Quỹ. Kinh phí chi hỗ trợ được lấy từ 3% tổng số thu Quỹ.

a) Đối với cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã giao bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch, nội dung, dự toán chi gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trước 31/8 hàng năm để tổng hợp, phê duyệt.

b) Đối với cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện giao phòng, ban chuyên môn tổng hợp Kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp xã, xây dựng nội dung, dự toán chi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước 30/9 hàng năm để tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

c) Đối với cấp tỉnh: Giao Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh xây dựng kế hoạch, nội dung và dự toán chi gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước 31/10 hàng năm, phối hợp Sở Tài chính xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.

Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Căn cứ vào nhu cầu thực tế cần thiết mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các địa phương thống kê nhu cầu, lập kế hoạch, dự toán kinh phí báo cáo Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt; địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện mua sắm, trang bị theo quy định.

Việc chi hỗ trợ mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị chỉ thực hiện sau khi đã ưu tiên chi hỗ trợ cho các hoạt động theo Quy định này.”

Khoản 1 Điều 9 được sửa đổi như sau: “1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định mức chi và nội dung chi cho các đối tượng theo đề nghị của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp.”

Điểm c khoản 1 Điều 10 được sửa đổi như sau: “c) Đối với kinh phí hỗ trợ tu sửa cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà sơ tán phòng tránh thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; tu sửa, xử lý khẩn cấp đê, kè, công và công trình phòng chống thiên tai có giá trị không quá 03 tỷ đồng/công trình: Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán và quyết toán. Đối với công trình được hỗ trợ từ nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai và nhiều nguồn vốn khác, phải phân rõ các nguồn vốn được đầu tư cho công trình.

Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh căn cứ vào quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, quyết định phê duyệt dự toán sẽ chi tạm ứng 70% trên tổng số kinh phí được duyệt cho địa phương, phần còn lại sẽ cấp sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ quyết toán. Công tác thanh, quyết toán xây dựng, sửa chữa công trình, thực hiện theo quy định về quyết toán công trình, dự án thuộc vốn ngân sách Nhà nước.”

Bổ sung khoản 6 Điều 11 như sau: “6. Quỹ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

Tin PCTT Đồng Nai 2021

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: