1. Xin ông cho biết tình hình lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay như thế nào? Cho đến thời điểm này lũ đang lên rất nhanh tại Đồng bằng Sông Cửu Long, tại Tân Châu lên gần 4m, tại Châu Đốc 3,55m trên báo động II. Theo tính toán của chúng tôi Tổng lượng nước của ĐBSCL trong tháng 8 tăng 20 đến 40% so với trung bình nhiều năm, có một số điểm còn lớn hơn tổng lượng nước năm 2000 (năm 2000 là lũ lớn). Theo dự kiến đến Trung tuần tháng 9 tại Tân Châu, Châu Đốc sẽ lên mức báo động III là mức tương đối cao. Liên tục từ năm 2014 đến nay ta mới có đợt lũ lớn như vậy.
2. Với tình hình như vậy xin ông biết ngành KTTV đã có những dự báo và tư vấn gì cho các cơ quan chỉ đạo ở Trung ương và địa phương hay không?
Căn cứ vào Luật Phòng chống thiên tai và Quy định số 46 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là cơ quan đưa ra các cảnh báo dự báo cho sông Mê Công đến Tân Châu, Châu Đốc, ngay từ tháng 3, tháng 4 năm 2018, trong các bản tin dự báo KTTV mùa, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã nhận định lũ trên sông Mê Công, sông Cửu Long đến sớm, đỉnh lũ năm trên sông Cửu Long ở mức báo động 2 - báo động 3 và cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập lụt một số vùng ven sông, ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An vào thời kỳ cuối tháng 7. Đặc biệt ngay từ bản tin ban hành ngày 13/4 đã cảnh báo nguy cơ xuất hiện lũ lớn ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Ngày 12/7, Trung tâm đã phát tin cảnh báo nước lên đầu tiên ở đầu nguồn sông Cửu Long với lũ sớm, lũ lớn các bản tin cảnh báo lũ tiếp theo được phát vào các ngày 20, 25 và 30/7, từ ngày 8/8 đến nay Trung tâm thường xuyên phát tin lũ trên sông Cửu Long (1 ngày 3 bản tin).
Ngày 28/8, chúng tôi đã có công văn số 354 gửi Văn phòng Ban Chỉ đạo về tình hình lũ lớn, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng thấp trũng và mất an toàn đê bao tại các tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng sông Cửu Long đặc biệt là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An để Văn phòng Ban Thường trực BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai sớm chỉ đạo rà soát các phương án chủ động ứng phó với lũ lớn có khả năng xảy ra trên sông Cửu Long.
Hệ thống của chúng tôi gồm có 3 cấp: quốc gia, khu vực và cấp tỉnh. Đồng nghiệp của chúng tôi ở Đài KTTV khu vực Nam Bộ liên tục đưa ra bản tin phục vụ. Đài KTTV các tỉnh trong khu vực Tây Nam Bộ đã đưa ra các bản tin cụ thể để các địa phương và Bà con nhân dân sinh sống trong khu vực được cập nhật thông tin về mức nước lên…Hệ thống dự báo của chúng tôi phải cụ thể cho từng địa phương. Bà con sống ở huyện nào ví dụ như Tỉnh Biên An Giang, Tứ giác Long Xuyên, hay vùng Đồng Tháp Mười sẽ căn cứ vào bản tin của quốc gia, hay bản bản tin của khu vực và cụ thể hơn là bản tin của các tỉnh căn cứ vào tình hình ngập úng của địa phương vào từng thời điểm cụ thể để quyết định thu hoạch lúa sớm hay muộn tùy thời điểm để giảm thiệt hại.
3. Với chức năng được phân công Tổng cục KTTV đã đưa ra các dự báo cảnh báo về lũ Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào? Đây là công việc được Quy định cụ thể hóa của Luật khí tượng thủy văn, Luật Phòng chống thiên tai, và các Quyết định số 44, 46 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng cục KTTV thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ lưu lượng nước đến trên hệ thống sông Mê Công và ảnh hưởng cụ thể của nó đến Đồng bằng sông Cửu Long. Dự báo có 3 Cấp quốc gia, cấp khu vực, và cấp tỉnh dự báo mỗi cấp lại có quy định cụ thể, cấp quốc gia dự báo toàn bộ dòng sông Mê Công đến Tân Châu, Châu Đốc. Đài Khu vực cụ thể hơn đến từng điểm đo trên dòng chính sông Mê Công, các Đài tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ cụ thể đến từng huyện, nội đồng để theo dõi chặt chẽ lượng nước. Tiến trình này được theo dõi chặt chẽ ngay từ sự cố vỡ đập tại Lào. Không chỉ theo dõi, chúng tôi còn làm cả bản tin dự báo hỗ trợ cho các bạn Lào trong vòng 10 ngày và sau đó còn làm cả bản tin dự báo tình hình mưa lũ đầu nguồn sông Cửu Long địa phận Lào để phục vụ cho các lực lượng quân đội tình nguyện hỗ trợ các bạn Lào, công việc dự báo mới kết thúc cách đây 1 tuần (ngày 22/8).
4. Hệ thống dự báo cảnh báo quốc gia vận hành như thế nào trong đợt lũ Đồng Bằng sông Cửu Long?
Như chúng ta đã biết, hệ thống Dự báo có 3 Cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp tỉnh luôn luôn có bản tin dự báo khác nhau. Có bản tin mùa, cứ mỗi tháng 1 bản tin sau đó bản tin đó được cập nhật thường xuyên, trong quá trình được theo dõi chặt chẽ. Bản tin sau đó được cập nhật và chi tiết hóa đến từng huyện thị đối với từng tỉnh. Các bản tin này được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp cho Ban Chỉ đạo trung ương về PCTT để chỉ đạo các tỉnh trong công tác chủ động phòng tránh; Đài KTTV khu vực cũng ban hành các bản tin phục vụ cho từng tỉnh và Đài KTTV tỉnh cũng làm bản tin chi tiết đến các quận huyện trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho các Ban chỉ huy cấp tỉnh chủ động trong công tác phòng tránh./.
Tin bài: Hoài Linh - Văn phòng Tổng cục