13 quốc gia thảo luận về hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia

Đăng ngày: 10-10-2014 | Lượt xem: 1378
Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) vừa tổ chức hội thảo khu vực về chia sẻ kinh nghiệm...

 
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm

 
Hội thảo thu hút hơn 60 đại biểu đến từ 13 quốc gia trong khu vực thuộc nhóm các nước đang phát triển bao gồm: Lào, Thái Lan, Indonesia, Cambodia, Bangladesh, Kazakhstan, Malaysia, Mongolia, Myanmar, Philippinnes, Skilanka, Tajikistan và Việt Nam, cùng với các nhà tài trợ của Quỹ môi trường liên hợp quốc (UNEP) và tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ)... 

Khái niệm NAMA lần đầu được nhắc đến tại Kế hoạch hành động Bali (tại Indonesia, năm 2007) và sau đó được chính thức hoá trong “Thoả thuận Copenhagen 2009”. NAMA được hiểu như là một công cụ để các nước đang phát triển có thể thực hiện các biện pháp giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia và phát triển bền vững đất nước với sự hỗ trợ của các nước phát triển về kỹ thuật, tài chính và tăng cường năng lực.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu cho biết, Việt Nam đã nỗ lực, huy động nguồn lực trong nước và từ cộng đồng quốc tế, thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đã được thực hiện, tập trung vào thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Việt Nam đã xây dựng Báo cáo Quốc gia lần thứ hai và là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng Báo cáo cập nhật 2 năm một lần (BUR). Việt Nam đã thực hiện các hành động giảm nhẹ, bao gồm các NAMA trong lĩnh vực tích kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Hiện Việt Nam có 253 dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM) được đăng ký, và giảm lượng phát thải khí nhà kính khoảng 140 triệu tấn CO2 tương đương. 
Liên quan tới NAMA, với hỗ trợ của UNDP, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA), các quốc gia Bắc Âu, Việt Nam đã và đang xây dựng NAMA trong các lĩnh vực bao gồm năng lượng, rác thải, công nghiệp. Các NAMA khác sẽ được tiếp tục xây dựng với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển.
Tại hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận các nội dung chính về lựa chọn giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng NAMA của các quốc gia, các bộ công cụ phân tích như chu kỳ quản lý NAMA, hệ thống quản lý và thu thập dữ liệu; chia sẻ kinh nghiệm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông và việc sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, MRV (đo đạc, báo cáo và thẩm định) trong lĩnh vực giao thông; các nguồn tài chính tiềm năng hỗ trợ xây dựng NAMA. 

Thanh Hương - P.Oanh (monre.gov.vn)

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: