|
Bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM phát biểu khai mạc hội thảo |
Khai mạc hội thảo, bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM cho biết, chủ đề của hội thảo hôm nay là về vai trò quan trọng của công nghệ sinh học đối với sự nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm khí thải nhà kính và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Chính phủ Hoa Kỳ rất vui được hỗ trợ Việt Nam khi Việt Nam phát triển trong một môi trường khuyến khích việc tiếp tục nghiên cứu, phát triển và chấp nhận công nghệ sinh học.
“Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam khi học xem xét cách tốt nhất để đưa các sản phẩm công nghệ sinh học thương mại vào các thị trường nội địa và quốc tế. Chúng tôi tin tưởng đã đến lúc Việt Nam thực hiện việc thương mại hóa công nghệ sinh học nhằm giúp giảm khí các-bon, chuẩn bị đối phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, tăng thu nhập cho những người lao động chăm chỉ trên các cánh đồng Việt Nam” - bà Rena Bitter nhấn mạnh.
Tại hội thảo, Tiến sĩ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho biết, các thành tựu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học trên thế giới đang diễn ra rất nhanh chóng và đem lại cuộc cách mạng trong đời sống kinh tế và xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực cây trồng, việc nghiên cứu và đưa vào sản xuất các giống cây trồng chuyển gen aI2 một cuộc cách mạng xanh. Đến cuối năm 2013 đã có 329 sự kiện biến đổi gen được tạo ra và đưa vào sản xuất thương mại trên toàn thế giới.
“Tại Việt Nam, một sự kiện rất thời sự vừa diễn ra là ngày 11/8/2014, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định cho phép 4 giống ngô chuyển gen là Bt11, MIR 162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và giống MON 89034, NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam được sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, Hội đồng An toàn sinh học của Bộ TN&MT cũng đã tổ chức họp để đánh giá và xem xét cấp Giấy chứng nhận An toàn sinh học cho 4 sự kiện ngô chuyển gen. Hy vọng, trong thời gian sớm nhất các giống ngô chuyển gen này cũng sẽ được đưa vào sản xuất, thương mại hóa tại Việt Nam. Đây cũng chính là một bước tiến dài của Việt Nam để tiếp cận với các giống cây trồng chuyển gen trên thế giới” - Tiến sĩ Dương Hoa Xô cho hay.
|
Quang cảnh buổi hội thảo |
Cũng tại hội thảo, Tiến sĩ Leonardo Gonzales đã chia sẽ về tác động vi mô và vĩ mô của sự thay đổi công nghệ, kinh nghiệm trồng ngô biến đổi gen ở Philippines. Theo đó, Philippines đã có 10 năm kinh nghiệm trồng ngô biến đổi gen và đã thương mại hóa ngô biến đổi gen, đặc biệt là sự chấp thuận ngô biến đổi gen tại Philippines đã tạo ra những tác động kinh tế vi mô ở cấp độ nông trại, những tác động môi trường và những tác động kinh tế vĩ mô.
“Để có thể thương mại hóa ngô biến đổi gen, cần hình thành các nhóm giám sát độc lập đa chuyên ngành để đánh giá những tác động về kinh tế xã hội và môi trường của ngô biến đổi gen ở cấp độ vĩ mô và vi mô; thành lập khối liên minh giữa các bên liên quan có thể tài trợ cho việc xây dựng khung pháp lý về công nghệ sinh học nông nghiệp; xây dựng mối liên kết chiến lược giữa các vùng trồng ngô biến đổi gen với vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; có những khuyến cáo về tiêu chuẩn chất lượng đối với ngô” - Tiến sĩ Leonardo Gonzales khuyến nghị.
Bài & ảnh: Tường Tú
Nguồn: TN&MT