Tham dự cuộc họp về phía Tổng cục KTTV có Tiến sĩ Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục KTTV, Người được PR của Việt Nam tại WMO ủy quyền làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Cuộc họp khởi động xây dựng OCP White Papers; Ông Đỗ Tiến Anh, Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Đầu mối Hợp tác quốc tế tổng hợp của Việt Nam tại WMO, Thành viên; Ông Nguyễn Trần Linh, Chánh Văn phòng Tổng cục KTTV, Thành viên; Ông Nguyễn Vinh Thư, Giám đốc Đài Khí tượng cao không, Đầu mối quốc gia, phụ trách chính Ban Quan trắc, Cơ sở hạ tầng và Hệ thống thông tin (INFCOM) của Việt Nam tại WMO, Thành viên; Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Đầu mối hợp tác quốc tế kỹ thuật của Hội đồng nghiên cứu về Thời tiết, Khí hậu, Nước và Môi trường của Việt Nam tại WMO, Đầu mối khu vực về nghiên cứu của RA-II, Thành viên; Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc, Trung tâm Ứng dụng công nghệ KTTV, Thành viên; Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Đầu mối quốc gia, phụ trách chính Ban Dịch vụ và Ứng dụng Thời tiết, Khí hậu, Nước và Môi trường liên quan (SERCOM) của Việt Nam tại WMO, Thành viên.
Tổng cục KTTV tham dự cuộc họp khởi động xây dựng Sách trắng về “Định hướng vai trò và trách nhiệm của các Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia trong tương lai (Tầm nhìn đến năm 2030)”
Tại Phiên họp thứ nhất được tổ chức trong hai ngày, kéo dài 90 phút/ngày và thảo luận về tiến độ đạt được trong các lĩnh vực ưu tiên được xác định tại phiên họp cấp cao đầu tiên của OCP, được tổ chức trong Đại hội đồng Khí tượng Thế giới lần thứ 18 vào tháng 6 năm 2019.
Phiên họp cấp cao thứ hai của OCP (Open Consultative Platform) (OCP-HL-2) được tổ chức vào ngày 26 và 27 tháng 5 năm 2021 theo hình thức trực tuyến, nhằm mục đích xây dựng mục tiêu chính của OCP và khẩu hiệu của tổ chức: “Quan hệ đối tác và Đổi mới Thông minh về Thời tiết và Khí hậu cho Thế hệ tiếp theo”.
Phiên họp này sẽ tập trung vào 2/5 chủ đề trọng tâm của các bên liên quan từ tất cả các lĩnh vực được xác định tại OCP-HL-1:
A) Tương lai của dự báo thời tiết và khí hậu;
B) Vai trò và trách nhiệm ngày càng phát triển - tương lai của Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia. Các cuộc thảo luận sẽ hỗ trợ việc xây dựng một tầm nhìn chung về cộng đồng thời tiết và khí hậu với định hướng đến năm 2030 và hơn thế nữa.
Các đại biểu tham dự cuộc họp trực tuyến
Tại cuộc họp, các bên đã đề xuất, thảo luận nhằm giải quyết những vấn đề và thách thức trong “Thập kỷ chuyển đổi công nghệ số”; Phân tích động lực và xu thế phát triển (tại các cơ quan thuộc WMO và các NMHS,… và cung cấp định hướng phát triển trong tương lai phục vụ cho việc ra quyết định của các NMHS và đưa ra các kịch bản phát triển tiềm năng để các NMHS và doanh nghiệp dự đoán về những thay đổi và hoạch định chiến lược cho tổ chức mình trong tương lai.
Theo đó, cuộc họp cũng thông báo quá trình, các mốc thời gian (Dự kiến) xây dựng và họp phê duyệt dự thảo OCP White Papers
- Ngày 25 tháng 8 năm 2021: Cuộc họp khởi động của Trưởng ban biên tập, những người đóng góp và Ban thư ký, (hội nghị trực tuyến); làm rõ quy trình và yêu cầu đóng góp;
- Ngày 9 tháng 10 năm 2021: Tiếp nhận các ý kiến đóng góp;
- Nửa đầu tháng 11 năm 2021: Dự thảo-0 trình Ban thư ký;
- Nửa cuối tháng 11 năm 2021: Dự thảo-1 được chia sẻ với nhóm soạn thảo để lấy ý kiến;
- Ngày 20 tháng 12 năm 2021: Nhóm soạn thảo chia sẻ ý kiến về Dự thảo-1 (Cuộc họp thứ hai);
- Tháng 1 năm 2022: Dự thảo-2 do Ban Thư ký biên soạn và Trưởng ban biên tập xem xét;
- Cuối tháng 1 năm 2022: Dự thảo-2 được chia sẻ với người đánh giá;
- Ngày 20 tháng 2 năm 2021: Nhóm soạn thảo chia sẻ ý kiến về Dự thảo-2;
- Ngày 15 tháng 3 năm 2022: Dự thảo -3 (Bản thảo cuối cùng) do Ban Thư ký biên soạn để Trưởng ban biên tập xem xét (nếu cần, bản dự thảo-3 sẽ tiếp nhận một số ý kiến cuối cùng);
- Đầu năm 2022: Hoàn thiện WP (chỉnh sửa, bố cục và hình ảnh minh họa) và báo cáo cho Ủy ban tư vấn chính sách (PAC);
- Đầu năm 2022: Xuất bản dưới dạng một tuyển tập PPE
Tạp chí Khí tượng Thủy văn