Hạn hán làm nhiều người thiệt mạng hơn tất cả các thiên tai khác

Đăng ngày: 12-12-2017 | Lượt xem: 875
(TN&MT) - Theo người đứng đầu Công ước Liên hợp quốc về Chống Sa mạc hóa, hạn hán đang trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu (BĐKH). Việc xử lý đất bỏ hoang là câu trả lời duy nhất.

Hồi năm 2015, khi các nước được yêu cầu đưa ra những hành động chống lại BĐKH, tại sao hơn 140 quốc gia lại đề cập đến vấn đề đất đai? Do hạn hán, ông Monique Barbut, thư ký điều hành của Công ước Liên hợp quốc về Chống Sa mạc hóa (UNCCD) khẳng định.

"Tất cả chúng ta có thể nhìn thấy hậu quả xã hội và chính trị của việc di cư từ châu Phi sang châu Âu. Tuy nhiên, liệu chúng ta có nhận thấy 100% người di cư đến từ những vùng đất khô cằn?", bà Monique Barbut - Thư ký điều hành của Công ước LHQ về chống sa mạc hóa (UNCCD) đặt câu hỏi trong khi đang trao đổi với các nhà báo tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về BĐKH mới diễn ra tại Bonn, Đức.

Tài sản duy nhất của hầu hết mọi người là đất đai, và tài sản đó đang ngày càng canh tác kém do BĐKH. Hàng năm, số người chết vì hạn hán cao hơn so với số người thiệt mạng do tất cả các tai họa khác. Năm nay, 25 triệu người ở vùng Sừng châu Phi đã không còn cơ hội để nuôi sống chính họ", bà Monique Barbut giải thích chi tiết.

Các giải pháp hiện hữu - có thể phục hồi đất ở mức dưới 300 USD cho mỗi mẫu Anh - theo Barbut, có thể “nuôi sống” dân số ngày càng tăng trên thế giới. Khoảng 4 triệu ha đất mới phải được đưa vào sản xuất hàng năm.

Vậy đất mới này sẽ đến từ đâu? Giải pháp duy nhất là khôi phục đất bị xuống cấp - 2 tỷ ha. Theo Barbut, việc phục hồi 300 triệu ha đất thoái hoá sẽ đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu cho đến năm 2050. Đồng thời, cũng sẽ làm giảm một phần ba khoảng cách phát thải CO2.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán

Barbut cho rằng trong một kỷ nguyên BĐKH, tất cả các nước đều cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó hạn hán. Ba quốc gia có hệ thống phòng ngừa hạn hán là Mỹ, Úc và Israel.

UNCCD đã bắt đầu chương trình phòng chống hạn hán dưới hình thức Quỹ LDN, với hy vọng thu được 300 triệu USD vào đầu năm 2018, khoản lớn nhất sau quỹ năng lượng tái tạo. Barbut cho biết kế hoạch này sử dụng số tiền tương tự như quỹ năng lượng tái tạo bằng cách sử dụng khoản tiền trợ cấp để bảo đảm thiết kế các dự án có khả năng chi trả.

Monique Barbut - Thư ký điều hành của Công ước LHQ về chống sa mạc hóa (UNCCD) tại COP 23. Ảnh: Maggie Mazzetti

12 triệu ha đất bị phá hủy mỗi năm do canh tác không bền vững và do BĐKH. "Chúng tôi muốn khôi phục lại số lượng đất ngang bằng nhau mỗi năm để đạt được mức trung lập vào năm 2030", Barbut nói.

Theo Barbut, UNCCD không đủ khả năng thực hiện các dự án trồng cây để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực bởi tổ chức này phải gặp những vấn đề liên quan.

Bà nói: "Thiếu quyền sở hữu đất đai là nguyên nhân gây hoang mạc hoá. Nội chiến về nước giữa người chăn nuôi gia súc và nông dân đang gia tăng ở khắp nơi. Những gì mà tổ chức đang cố gắng thực hiện trên khắp thế giới là khôi phục tính bền vững của nông nghiệp trong kỷ nguyên BĐKH, tạo nền tảng cho nền văn minh của con người đã dừng lại hơn 10.000 năm có thể được duy trì.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: