Hiểm họa (H) là khả năng xảy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên hoặc do con người gây ra, có tác động bất lợi đến các đối tượng dễ bị tổn thương, nằm trong phạm vi ảnh hưởng của hiểm họa đó. Hiểm họa có thể được biểu thị qua cường độ, tần suất xuất hiện của thiên tai.
Mức độ phơi bày trước hiểm họa (E) được sử dụng để chỉ sự hiện diện (theo vị trí) của con người, các hoạt động sinh kế, các dịch vụ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, các tài sản kinh tế, xã hội, văn hóa.v.v..ở những nơi có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiểm họa và vì thế sẽ bị tổn hại, mất mát, hư hỏng tiềm tàng trong tương lai.
- Tính dễ bị tổn thương (V) đề cập đến khuynh hướng của các yếu tố dễ bị tác động của hiểm họa như con người, kinh tế, xã hội ... Tính dễ bị tổn thương bao gồm mức độ sức chống chịu kém của các yếu tố bị tác động (độ nhạy cảm) và năng lực thích ứng đối với thiên tai. Theo Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và Quyết định số 44/2014/QĐTTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ: - Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. - Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp. Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm: Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
Nhìn chung, hiện nay, các phương pháp xác định rủi ro thiên tai (RRTT) thường được phân theo bốn loại chính bao gồm: Đánh giá định lượng rủi ro, Phân tích cây sự kiện, Tiếp cận ma trận rủi ro, Tiếp cận dựa trên chỉ thị. Việc lựa chọn phương pháp xác định rủi ro thường phụ thuộc vào quy mô và đặc tính của các dữ liệu cũng như mục đích của nghiên cứu.
Tin VPTC