TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Nghiên cứu ứng dụng ảnh Sentinel 2 đánh giá diễn biến đường bờ và biến đổi địa hình đáy biển khu vực cửa Nhật Lệ, Quảng Bình Trần Thanh Tùng1* , Trần Đăng Hùng2 1 Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy Lợi; t.t.tung@tlu.edu.vn 2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; danghung2261991@gmail.com *Tác giả liên hệ: t.t.tung@tlu.edu.vn; Tel.: +84–913229895 Tóm tắt: Hiện nay công tác đo đạc giám sát đường bờ, địa hình đáy biển còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề kinh phí và khó thực hiện được thường xuyên. Công nghệ viễn thám với lợi thế về phạm vi bao phủ, thời gian xử lý, chi phí hợp lý sẽ là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ giám sát các hoạt động này. Bài báo này trình bày kết quả giải đoán diễn biến đường bờ và biến đổi địa hình đáy biển tại khu vực cửa Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình sau trận lũ lịch sử tháng 10, năm 2020 bằng ảnh vệ tinh Sentinel 2. Tương quan giữa độ sâu giải đoán từ ảnh Sentinel 2 và độ sâu đo đạc đã được thiết lập theo phương pháp của Stumpf để giải đoán địa hình đáy biển vùng cửa Nhật Lệ trước và sau trận lũ lịch sử. Kết quả giải đoán cho thấy đường bờ và địa hình đáy biển vùng cửa Nhật Lệ có sự biến đổi lớn sau trận lũ lịch sử. Lạch chính chảy qua cửa Nhật Lệ đã bị xói sâu thêm hơn 3 m và xuất hiện 1 vùng bồi tụ khá lớn bên ngoài cửa. Các kết quả giải đoán trên là tài liệu quan trọng giúp phân tích biến đổi hình thái cửa Nhật Lệ, góp phần đề xuất giải pháp chỉnh trị, tăng cường khả năng thoát lũ cho cửa sông này trong tương lai. Từ khóa: Cửa Nhật Lệ; Địa hình đáy biển ven bờ; Biến đổi đường bờ; Ảnh vệ tinh; Lũ lịch sử. |
1 |
2 |
Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước trong hệ thống kênh, rạch nội đô thành phố Hồ Chí Minh dựa trên kết quả quan trắc Nguyễn Việt Hưng1*, Lê Ngọc Quyền2, Lê Thị Phương Trúc1, Nguyễn Thị Thu Thảo1, Huỳnh Thị Phương Trang1, Phạm Thị Vân Thảo1, Trương Thị Thùy Trang1, Phạm Trương Hoài Thắm1, Tạ Thanh Lan1, Trần Thị Mai Trang1, Trần Thanh Đào1 1 Trung Tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; nguyenviethungtv@gmail.com; lethiphuongtruc@gmail.com; tranthanhdao1808@gmail.com, nguyenthao.goden@gmail.com; tranghuynhla1995@gmail.com; phamthivanthao@gmail.com; truongthithuytrang778@gmail.com; phamtruonghoaitham9895@gmail.com; thanhlan.bachkhoa@gmail.com 2 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ; quyentccb@gmail.com *Tác giả liên hệ: nguyenviethungtv@gmail.com; Tel.: +84–964081122 Tóm tắt: Phân vùng chất lượng nước dựa trên điều kiện sử dụng phục vụ cho mục đích quản lý, quy hoạch môi trường nói chung và công tác quản lý môi trường đô thị nói riêng, trong đó có chất lượng môi trường nước. Bản đồ phân vùng chất lượng nước thường sử dụng như công cụ đánh giá đa tiêu chí do công cụ này dễ áp dụng, điều chỉnh, có thể tích hợp nhiều chỉ số khác nhau. Trong đó, kỹ thuật GIS và viễn thám được sử dụng để thể hiện sự phân bố không gian, theo các hạng mục phân loại đã chọn. Nghiên cứu này sử dụng tiêu chuẩn WQI để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước trong hệ thống kênh, rạch nội đô thành phố Hồ Chí Minh dựa trên kết quả quan trắc thu thập từ Trung tâm Quan trắc môi trường thành phố (từ 2012–2020) và từ nguồn số liệu quan trắc bổ sung của nghiên cứu này (2021), từ đó đánh giá được sự thay đổi của CLN 05 tuyến kênh rạch nội đô TPHCM. Nghiên cứu áp dụng phương pháp nội suy theo khoảng cách giữa các điểm quan trắc và các điểm mặt cắt kênh rạch để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước. Từ khóa: Chất lượng nước; TP.HCM; WQI; Phân vùng chất lượng nước. |
12 |
3 |
Đánh giá hiện trạng nồng độ các hợp chất PAHs (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons) trong nước mặt Hồ Tây, Thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Sơn 1, Đỗ Hữu Tuấn 1* 1 Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội; nguyendinhsonhlvl0123@gmail.com; tuandh@vnu.edu.vn *Tác giả liên hệ: tuandh@vnu.edu.vn; Tel.: +84–2438584995 Tóm tắt: PAHs (Polycyclic Aromantic Hydrocacbons) là các hợp chất có khả năng gây ung thư xuất hiện ngày càng phổ biến trong môi trường đất, nước, không khí, trầm tích. Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiện trạng nồng độ các hợp chất PAHs trong nước Hồ Tây, thành Phố Hà Nội bằng các phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu, thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ trung bình của các hợp chất PAHs dao động từ 0,88 ng/l đến 10,34 ng/l. Tổng hàm lượng các chất PAHs từ 1,80 ng/l đến 52,20 ng/l. Nồng độ PAHs tại các điểm quan trắc đều thấp hơn so với tiêu chuẩn của Mỹ (USEPA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC). Các hợp chất PAHs chiếm tỉ lệ cao nhất trong số 16 hợp chất PAHs tại Hồ Tây là Naphthalene (21%), Anthracene (17%), Phenanthrene (12%). PAHs có nồng độ cao xuất thiện tại các vị trí có nhiều hoạt động của người dân tại các vị trí quan trắc phía Nam và phía Bắc của Hồ Tây. Từ khóa: Polycyclic Aromantic Hydrocacbons; PAHs; Hồ Tây; Hà Nội |
27 |
4 |
Đánh giá tác động của biến đổi sử dụng đất đến tính bền vững sinh kế nông dân trồng lúa tỉnh An Giang Huỳnh Thị Ngọc Tươi1*, Nguyễn Đức Thiện1, Trần Đức Dũng2 , Vũ Hoàng Thái Dương3 1 Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh; huynhngoctuoi0505@gmail.com; thienduc295@gmail.com 2 Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh; dungtranducvn@yahoo.com 3 Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT), 76131, Karlsruhe, CHLB Đức; hoang.vu@kit.edu *Tác giả liên hệ: huynhngoctuoi0505@gmail.com; Tel: +84–328253617 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của thay đổi mục đích sử dụng đất đến mức độ tổn thương sinh kế của nông dân trồng lúa tỉnh An Giang. Phân tích dựa trên việc kết hợp kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám và phương pháp đánh giá tổn thương sinh kế Livelihood Vulnerability Index (LVI); Livelihood Vulnerability Index – Intergovernmental Panel on Climate Change (LVI–IPCC) và phương pháp điều tra xã hội học 120 nông dân trồng lúa và 10 cán bộ quản lý. Kết quả cho thấy việc thay đổi mục đích sử dụng đất đã phá vỡ tính bền vững sinh kế của nông dân trồng lúa tỉnh An Giang (LVI = 0,395 và LVI–IPCC = –0,023). Trong giai đoạn 2010–2020, tỷ lệ diện tích không ngập nước của tỉnh trong mùa lũ tăng 18,24% tương ứng diện tích lúa vụ ba tăng 17,63%. Mặc dù hệ thống đê bao ngăn lũ đã giúp tăng diện tích canh tác lúa vụ ba, nhưng nông dân sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu ngày càng nhiều để đảm bảo năng suất lúa khi không còn phù sa vào đồng. Hậu quả là môi trường đất và nước ngày càng thoái hóa và ô nhiễm dẫn đến sinh kế của họ ngày càng thiếu bền vững. Kết quả nghiên cứu góp phần đề xuất những giải pháp tổng thể trong công tác khuyến nông tại địa phương, cũng như là nguồn tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu có liên quan tại tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL. Từ khóa: Bền vững sinh kế; LVI; LVI–IPCC; Lúa; Lũ lụt; MODIS. |
36 |
5 |
Nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thiết bị đo mực nước tự động không tiếp xúc bằng công nghệ radar Phan Hồng Việt1,2*, Đỗ Ngọc Hoàn3,4, Lê Thị Thu Hoa3,4, Lê Quí Thảo3,4 1 Phòng Quản lý năng lượng và Kỹ thuật an toàn, Sở Công thương tỉnh Bình Dương; phanhongviet1310@gmail.com 2 Nghiên cứu sinh, Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ – Địa chất; phanhongviet1310@gmail.com 3 Giảng viên, Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ – Địa chất; dongochoan@humg.edu.vn; lethithuhoa@humg.edu.vn; lequithao@humg.edu.vn. 4 Nhóm Nghiên cứu mạnh ISRM, Trường Đại học Mỏ – Địa chất; dongochoan@humg.edu.vn; lethithuhoa@humg.edu.vn; lequithao@humg.edu.vn. *Tác giả liên hệ: phanhongviet1310@gmail.com; Tóm tắt: Hiện nay, các thiết bị đo tự động trên mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị ngoại nhập, việc nghiên cứu, chế tạo, tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất thiết bị đo tự động khí tượng thủy văn là rất cần thiết. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thiết bị đo mực nước tự động theo nguyên lý đo không tiếp xúc bằng công nghệ radar. Dựa trên nghiên cứu lý thuyết về nguyên lý hoạt động của radar đo mực nước, thuật toán phân tích phổ FFT (Fast Fourier Transform) và thuật toán tìm đỉnh chính xác (Peak detection), kết hợp với các hoạt động thiết kế, chế tạo điện tử, nghiên cứu đã sản xuất thành công thiết bị đo mực nước không tiếp xúc theo nguyên lý radar sử dụng sóng điều tần liên tục (Frequency Modulated Continuous Wave). Thiết bị đo sử dụng sóng tần số 60GHz có thể đo mực nước từ 0,5 đến 40 m, độ phân giải cho phép đo được tới 0,001 m, độ chính xác của thiết bị sau quá trình thử nghiệm là ±0,003 m. Thiết bị đã được Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn kiểm định và cấp giấy chứng định đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường. Từ khóa: Đo mực nước tự động; Chế tạo radar đo mực nước; FMCW radar đo mực nước.. |
56 |
6 |
Đánh giá các tác động sức khỏe cộng đồng do phơi nhiễm ngắn hạn ô nhiễm PM2.5: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương Lê Tuyết Ngọc1,2, Nguyễn Châu Mỹ Duyên1,2, Nguyễn Hoàng Phong1,2, Bùi Tá Long1,2* 1 Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM; ngoc.le15@hcmut.edu.vn; nguyenduyen91@hcmut.edu.vn; nhphong@dcselab.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn 2 Đại học Quốc gia Tp. HCM; ngoc.le15@hcmut.edu.vn; nguyenduyen91@hcmut.edu.vn; nhphong@dcselab.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn *Tác giả liên hệ: longbt62@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–918017376 Tóm tắt: Bình Dương có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung, và là một trung tâm kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc, tỉnh Bình Dương đang phải đối mặt với vấn đề suy giảm chất lượng không khí (CLKK), đặc biệt là ô nhiễm PM2.5. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá những tác động sức khỏe cấp tính do ô nhiễm PM2.5 trong tháng 1/2019 và 7/2019. Để ước tính sự phân bố PM2.5, nghiên cứu đã áp dụng các mô hình khí tượng WRF (Weather Research and Forecast) kết hợp với chất lượng không khí CMAQ (Community Multiscale Air Quality Modeling System) và mô hình thiệt hại sức khỏe để phân tích, định lượng. Tổng số trường hợp ước tính có thể đạt 3.628 ca nhập viện điều trị nội trú và 5.980 ca thăm khám cấp cứu. Khung nghiên cứu này có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác ở Việt Nam để đánh giá tác động của ô nhiễm PM2.5. Đồng thời, đây cũng là cơ sở khoa học ban đầu để các cơ quan quản lý đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm PM2.5 và xây dựng một Kế hoạch hành động không khí sạch nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng và đạt được những lợi ích kinh tế cho các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030. Từ khóa: Bình Dương; Kiểm soát ô nhiễm; PM2.5; Tác động ngắn hạn; WRF/CMAQ. |
70 |
7 |
Đặc điểm và ảnh hưởng của nghịch nhiệt đến nồng độ bụi mịn (PM2.5) tại thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Tuyết Nam1*, Nguyễn Ngọc Trinh2, Nguyễn Thị Minh Thu1, Phạm Thế Bảo3 1Khoa Môi trường, Trường Đại học Sài Gòn; ntnam@sgu.edu.vn; ntmthu@sgu.edu.vn 2Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; trinhnn@hcmunre.edu.vn 3Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Sài Gòn; ptbao@sgu.edu.vn *Tác giả liên hệ: ntnam@sgu.edu.vn; Tel.: +84–779534930 Tóm tắt: Nghịch nhiệt là hiện tượng nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu tăng theo chiều cao và thường xảy ra trong điều kiện khí quyển ổn định. Sự nghịch nhiệt hạn chế sự phân tán và góp phần làm tăng nồng độ của các chất ô nhiễm không khí. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm và ảnh hưởng của nghịch nhiệt đến nồng độ bụi mịn PM2.5 dựa vào dữ liệu thám không và dữ liệu quan trắc nồng độ PM2.5 tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2019–2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy khí quyển có xu hướng ổn định hơn và cường độ của nghịch nhiệt cũng cao hơn vào buổi sáng của mùa khô và buổi tối của mùa mưa. Cường độ nghịch nhiệt lớn có thể làm hạn chế sự xáo trộn và phân tán của bụi mịn PM2.5, từ đó làm gia tăng nồng độ PM2.5 tại lớp khí quyển gần mặt đất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự gia tăng nồng độ PM2.5 vào những ngày xảy ra nghịch nhiệt do sự phân tán của PM2.5 trong không khí suy giảm, từ đó làm tăng nồng độ của PM2.5. Ngược lại, vào những ngày không xảy ra nghịch nhiệt, nồng độ PM2.5 trong không khí có xu hướng giảm vì khả năng phân tán của PM2.5 được cải thiện. Từ khóa: Nghịch nhiệt; Ổn định khí quyển; PM2.5; Bụi mịn. |
87 |
8 |
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho thành phố Hồ Chí Minh Doãn Hà Phong1*, Trần Hữu Thế2 1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu; dhphong@gmail.com 2Tỉnh ủy Phú Yên; thetranpy@gmail.com *Tác giả liên hệ: dhphong@gmail.com; Tel.: +84–913212325 Tóm tắt: Theo kịch bản biến đổi khí hậu 2020 của BTNMT, Tp Hồ Chí Minh là một khu vực có nguy cơ ngập cao vơi 17,15% diện tích có nguy cơ ngập . Sự gia tăng về cường độ và số lượng các sự kiện ngập lụt do sự kết hợp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các yếu tố con người thúc đẩy nhu cầu áp dụng các giải pháp thời gian thực để lập bản đồ nguy cơ ngập và rủi ro lũ lụt. Trong nghiên cứu này, một khung phương pháp luận được đề xuất cho phép đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ ngập và rủi ro một cách linh hoạt bằng cách kết hợp cảm biến từ xa (Sentinel–1) và dữ liệu dựa trên GIS từ năm 2015–2022 cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Các kỹ thuật học máy khác nhau đã được sử dụng, để đánh giá nguy cơ ngập. Kết quả cho thấy mô hình Rừng ngẫu nhiên đạt được điểm F1 cao nhất (khoảng 0,99), trong số những mô hình được sử dụng để tạo bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng. Bản đồ nguy cơ ngập ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho thấy khu vực TP Hồ Chí Minh vẫn là khu vực có nguy cơ ngập cao, với khu vực quận Bình Tân, Bình Chánh là các khu vực có nguy cơ ngập cao nhất. Từ khóa: Nguy cơ ngập; Dữ liệu viễn thám; GIS; Học máy; Rừng ngẫu nhiên. |
96 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 2 NĂM 2023
Đăng ngày: 16-03-2023-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH SỐ THÁNG 12 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 12 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 11 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 11 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 10 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 9 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 6 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 8 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH SỐ THÁNG 9 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 7 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 06 NĂM...
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị