TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố ngư trường mực lá đại dương ở vùng biển Việt Nam Nguyễn Văn Hướng1*, Vũ Văn Khương1, Nguyễn Hoàng Minh1, Phan Đăng Liêm1, Nguyễn Văn Hải1, Phan Thị Thùy Dương2* 1 Viện Nghiên cứu Hải sản; nvhuong0509@gmail.com; nhminh10@gmail.com; vvkhuong@rimf.org.vn; pdliem@rimf.org.vn; nvhai@rimf.org.vn 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; pttduong@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: nhminh10@gmail.com; Tel: +84–989085715 Tóm tắt: Mực lá đại dương (Thysanoteuthis rhombus) là đối tượng ít được qua tâm nghiên cứu ở Việt Nam, nên các thông tin về phân bố và sinh học còn thiếu. Dựa trên 60 mẫu mực lá đại dương (Thysanoteuthis rhombus) được thu thập ngẫu nhiên trên tàu câu mực và số liệu sổ nhật ký khai thác từ 03 nghề (nghề câu cá ngừ đại dương, lưới chụp và câu tay mực) trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2023. Bằng phương pháp phân tích, xử lý số liệu thường quy đã xác định được loài mực lá đại dương ở biển Việt Nam có phương trình tương quan chiều dài khối lượng tuân theo hàm mũ, với hệ số a = 2×10-5 và b = 3,0895. Thức ăn chủ yếu của mực lá trưởng thành là nhóm cá xương và nhóm chân đầu. Phép phân tích không gian từ sổ nhật ký khai thác đã xác định được ngư trường khai thác mực lá nằm ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ vĩ độ 8º30’ - 17º00’N và kinh độ 108º00’ - 115º00’E. Ngư trường khai thác chính ở phía tây quần đảo Hoàng Sa đến khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực giữa Biển, khu vực từ Đông Nam đảo Phú Quý và khu vực quần đảo Trường Sa. Từ khóa: Mực lá đại dương; Ngư trường mực lá đại dương; Đặc điểm sinh học. |
1 |
2 |
Áp dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí xác định mức độ an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động nổ mìn cho các mỏ đá khu vực Nam Trung Bộ Nguyễn Đình An1,2, Đỗ Ngọc Hoàn1,2, Trần Đình Bão1,2* 1Giảng viên, Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; dongochoan@humg.edu.vn; nguyendinhan@humg.edu.vn; trandinhbao@humg.edu.vn 2Nhóm Nghiên cứu mạnh ISRM, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; dongochoan@humg.edu.vn; nguyendinhan@humg.edu.vn; trandinhbao@humg.edu.vn *Tác giả liên hệ: trandinhbao@humg.edu.vn; Tel.: +84–988196996 Tóm tắt: Trong hoạt động khai thác mỏ đá vật liệu xây dựng (VLXD), nổ mìn đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ đất đá, hỗ trợ các công đoạn tiếp theo như xúc bốc và vận tải. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng tích cực, nổ mìn còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như chấn động, sóng va đập không khí, đá văng, khí độc và bụi mịn. Những ảnh hưởng này dẫn đến nguy cơ cao về an toàn và vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong quá trình khai thác. Bài báo này trình bày một phương pháp đa tiêu chí nhằm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ATVSLĐ, kết hợp lý thuyết hàm cộng tuyến tính và phương pháp thứ bậc để tính toán chỉ số ATVSLĐ trong công tác nổ mìn tại các mỏ khai thác VLXD. Phương pháp này giúp nhận diện các mối nguy tiềm ẩn và dự báo mức độ ATVSLĐ, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật cải thiện an toàn trong hoạt động nổ mìn. Nghiên cứu đặc biệt tập trung vào các mỏ đá VLXD ở khu vực Nam Trung Bộ, góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong khai thác mỏ đá. Từ khóa: Khai thác mỏ đá; Nổ mìn; An toàn vệ sinh lao động; Phương pháp đa tiêu chí; Hàm cộng tuyến tính; Phương pháp thứ bậc. |
11 |
3 |
Đánh giá tác động ngập lụt và đề xuất giải pháp thích ứng cho các thành phố tỉnh Bình Dương - Giai đoạn 2030-2050 Đoàn Thu Hà1*, Nguyễn Trung Nam2 1 Trường Đại học Thủy lợi; thuha_ctn@tlu.edu.vn 2 Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam; nguyentrungnam47v@gmail.com *Tác giả liên hệ: thuha_ctn@tlu.edu.vn; Tel.: +84–948172299 Tóm tắt: Bình Dương là tỉnh công nghiệp ở phía Nam, có tốc độ thị hóa cao với 5 thành phố tỷ lệ đô thị hóa trên 84,4%. Tình trạng ngập lụt đô thị gia tăng về tần suất và mức độ, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế cũng như đời sống xã hội những năm gần đây.Tuy nhiên, nghiên cứu về ngập đô thị cho tỉnh Bình Dương khá hạn chế, điều này dẫn đến thiếu cơ sở khoa học cho xây dựng các giải pháp quản lý lũ ở Bình Dương giai đoạn 2030 và 2050. Ngoài ra, lựa chọn giải pháp cho quản lý ngập đô thị hiện nay còn khoảng trống trong nghiên cứu kết hợp giữa hai nhóm giải pháp công trình và giải pháp dựa vào tự nhiên, mà chủ đạo đề xuất riêng lẻ. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu xác định nguyên nhân, xu thế yếu tố ngây ngập lũ, đồng thời dự báo tác động ngập lũ trên 5 thành phố của tỉnh, từ đó đề xuất giải pháp thích ứng kết hợp giữa giải pháp công trình và giải dựa vào tự nhiên. Phương pháp kiểm định thống kê và mô hình thủy văn - thủy lực được áp dụng. Kết quả cho thấy mưa lớn và triều cường có xu thế ngày càng gia tăng và đây nguyên nhân chính làm tình trạng ngập, và mức độ ngập trầm trọng hơn bởi tình trạng đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đề xuất ba nhóm giải pháp chính gồm (i) hoàn thiện hệ thống công trình dọc sông chính (ii) cải tạo duy trì các suối thoát nước kết hợp với giải pháp động lực (iii) duy trì khu vực trữ nước dọc sông Sài Gòn.. Từ khóa: Ngập lụt; Thành phố; Đô thị hóa; Triều cường; Mưa lớn; Đồng Nai - Sài Gòn; Bình Dương. |
24 |
4 |
Nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám Sentinel-2 kết hợp hồi quy đa biến xác định diễn biến nồng độ tổng chất rắn lơ lửng sông Thị Tính, tỉnh Bình Dương Dương Bích Tuyền1, Đỗ Xuân Hồng2, Lê Trọng Diệu Hiền3* 1 Chương trình Thạc sĩ Khoa học Môi trường, Đại học Thủ Dầu Một, 06 Trần Văn Ơn, Thành phố Thủ Dầu Một, Việt Nam; tuyenduong0965@gmail.com 2 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. HCM; doxuanhong@hcmuaf.edu.vn 3 Khoa tài nguyên và Môi trường, Đại học Thủ Dầu Một, 06 Trần Văn Ơn, Thành phố Thủ Dầu Một, Việt Nam; hienltd@tdmu.edu.vn *Tác giả liên hệ: hienltd@tdmu.edu.vn; Tel.: +84–372831517 Tóm tắt: Ô nhiễm chất lượng nước là một vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đến sức khỏe con người và đến sự phát triển nền kinh tế. Khi các chất ô nhiễm như hóa chất, kim loại nặng, chất thải hữu cơ và vi khuẩn từ các nguồn công nghiệp, nông nghiệp dẫn đến sự suy giảm chất lượng nước. Ô nhiễm nước thường được đo lường qua sự gia tăng nồng độ các thông số chất lượng nước. Nghiên cứu trích xuất chỉ số nước (AWEI, WRI, và NDWI) từ dữ liệu ảnh viễn thám Sentinel-2 kết hợp với dữ liệu đo đạc thông số TSS thực tế để xây dựng mô hình hồi quy xác định diễn biến nồng độ TSS trên phạm vi sông Thị Tính và các phụ lưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp nghiên cứu mang tính thực tiễn cao giúp đánh giá nhanh và hiệu quả. Kết quả dự đoán giá trị nồng độ TSS giai đoạn 2021-2024 trong nước mặt dao động trong khoảng 1,97-83,78 mg/l. Mô hình hồi quy có hệ số xác định R2 = 67,4% và MSE = 0,17. Phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng nước các khu vực khác của tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Hồi quy đa biến; TSS; Sông Thị Tính; Sentinel-2. |
38 |
5 |
Ứng dụng Google Earth Engine trong phát triển hệ thống giám sát biến động lớp phủ rừng Việt Nam Vũ Xuân Định1* 1 Bộ môn Trắc địa bản đồ và GIS, Viện Quản lý đất đai và PTNT, Trường Đại học Lâm nghiệp; dinh.vuxuan@gmail.com *Tác giả liên hệ: dinh.vuxuan@gmail.com; Tel.: +84–989640422 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung phát triển một hệ thống tự động giám sát diễn biến lớp phủ rừng tại Việt Nam thông qua nền tảng Google Earth Engine (GEE) và các chỉ số thực vật thông dụng. Trước bối cảnh mất rừng và biến đổi khí hậu đang gia tăng, hệ thống này cung cấp giải pháp nhanh chóng, chính xác, và hiệu quả về chi phí trong việc theo dõi biến động rừng mà không đòi hỏi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Các chỉ số NDVI, EVI, SAVI, NDWI, NBRI, GCI, và BSI được áp dụng để đánh giá sức khỏe và mức độ che phủ của rừng. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ viễn thám trong giám sát biến động lớp phủ rừng, tận dụng dữ liệu vệ tinh để phân tích các biến động về diện tích và tình trạng sức khỏe hệ sinh thái. Nền tảng GEE, với khả năng xử lý quy mô lớn, cho phép phân tích diện rộng và phát hiện sớm các hiện tượng như phá rừng, cháy rừng, hoặc suy thoái rừng. Hệ thống này đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc ra quyết định quản lý và bảo tồn rừng bền vững, đồng thời tự động hóa quy trình theo dõi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học. Từ khóa: Google Earth Engine; Công nghệ viễn thám; Chỉ số thực vật; Giám sát tài nguyên thiên nhiên; Phân loại thảm thực vật; Việt Nam. |
51 |
6 |
Đánh giá tác động của mưa trái mùa đến nguồn nước trên các sông chính ở Tây Nguyên Lê Văn Hưng1, Trần Xuân Hiền1, Vũ Anh Tuân1, Lê Thị Thanh Quỳnh1*, Lê Phương Thúy1, Vũ Thị Ngọc Mai1, Nguyễn Thị Tuyết2 1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên; lehungkttvtn@gmail.com; xuanhien67@yahoo.com.vn; tuankttvtn@gmail.com; thanhquynh105@gmail.com; phuongthuykttvtn@gmail.com; ngocmaivt1209@gmail.com 2 Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh; nttuyet@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: thanhquynh105@gmail.com; Tel.: +84–945020690 Tóm tắt: Bài báo sử dụng số liệu mưa trái mùa từ năm 1993-2022 của 18 trạm khí tượng và 22 trạm đo mưa nhân dân (nay là trạm đo mưa tự động) và số liệu đo lưu lượng tại 12 trạm thủy văn ở khu vực Tây Nguyên, thông qua các phương pháp tính toán thống kê, phương pháp tính xu thế, phương pháp tuyến tính, phương pháp sử dụng công thức tính. Kết quả cho thấy: Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa trung bình trong các tháng mùa khô phổ biến từ 160-500 mm, tổng lượng mưa trung bình tháng khoảng 40-90 mm/tháng. Mưa trái mùa đã có những tác động tích cực đến dòng chảy mặt trong mùa khô, cải thiện tình hình nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu của người dân, đặc biệt là các khu vực xa hồ chứa, các công trình thủy lợi; làm giảm nền nhiệt và giảm nguy cơ cháy rừng. Bên cạnh đó, mưa trái mùa cũng có những tác động tiêu cực đến nguồn nước trên các lưu vực sông. Đối với các lưu vực có diện tích nhỏ, độ dốc lớn, các khu đô thị, đông dân cư và các khu vực dễ sạt lở thì mưa trái mùa sẽ có thể gây lũ, ngập và sạt lở đất... ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Từ khóa: Mưa trái mùa; Nguồn nước; Tây Nguyên. |
67 |
7 |
Đánh giá ảnh hưởng của gió tới thời gian tiếp cận khu vực cần tìm kiếm, cứu nạn trên biển, áp dụng thí điểm ở vịnh Bắc Bộ Nguyễn Quang Minh1,2, Nguyễn Văn Trung2,3* 1 Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu; nguyenquangminh.sar@gmail.com 2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyenvantrung@humg.edu.vn 3 Nhóm nghiên cứu Công nghệ Địa tin học trong Khoa học Trái đất (GES), Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyenvantrung@humg.edu.vn *Tác giả liên hệ: nguyenvantrung@humg.edu.vn; Tel.: +84–986058067 Tóm tắt: Tai nạn hàng hải là sự cố trên biển xảy ra thường xuyên ở Việt Nam - một quốc gia có vùng biển rộng và đường bờ biển dài, nhất là trong điều kiện chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Để hỗ trợ xây dựng các phương án tìm kiếm, cứu nạn (search and rescue - SAR) trên biển, việc xác định thời gian tiếp cận các khu vực xảy ra sự cố là rất quan trọng. Trong nghiên cứu, 07 lớp dữ liệu bao gồm: (1) dữ liệu tàu tìm kiếm, cứu nạn; (2) tốc độ gió điều chỉnh (3) hướng gió; (4) gia tốc trọng trường, (5) độ sâu đáy biển, (6) dữ liệu ảnh đất liền-mặt nước và (7) vị trí các trạm tìm kiếm, cứu nạn được sử dụng để xác định thời gian tiếp cận vị trí xảy ra sự cố trên biển. Để đánh giá ảnh hưởng của gió tới thời gian tiếp cận vị trí xảy ra sự cố ở khu vực vịnh Bắc Bộ, trong nghiên cứu này đã thử nghiệm với các hướng gió (0o, 45o, 135o, 180o) và tốc độ gió khác nhau (5 m/s, 10 m/s, 15 m/s, 25 m/s). Kết quả nhận được cho thấy, hướng gió và tốc độ gió có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả xác định thời gian phản hồi trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Kết quả của nghiên cứu này cũng cung cấp cơ sở khoa học và thông tin hữu ích giúp các nhà quản lý xây dựng phương án tìm kiếm, cứu nạn phù hợp với điều kiện khí hậu trên biển. Từ khóa: SAR; Thời gian phản hồi; Hướng gió; Tốc độ gió; Vịnh Bắc Bộ. |
77 |
8 |
Ảnh hưởng của sóng nước nông tới hiệu quả giảm sóng của rạn ngầm nhân tạo trên thềm đảo nổi xa bờ Phạm Thị Thúy1*, Lê Hải Trung2 1 Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn; thuy39vtl@gmail.com; thuy39vtl@lqdtu.edu.vn 2 Khoa Công trình thủy, Trường Đại học Thủy Lợi; trung.l.h@tlu.edu.vn *Tác giả liên hệ: thuy39vtl@gmail.com; Tel.: +84–982943689 Tóm tắt: Bài báo sử dụng kết quả từ thí nghiệm trên mô hình vật lý máng sóng để nghiên cứu đặc tính của sóng nước nông trên thềm đảo nổi xa bờ và đánh giá ảnh hưởng của sóng nước nông tới hiệu quả giảm sóng qua rạn ngầm nhân tạo đặt trên thềm đảo nổi xa bờ. Kết quả cho thấy sóng nước nông trên thềm đảo có hai đặc tính quan trọng là: năng lượng và chiều cao sóng giảm mạnh, có sự xuất hiện sóng ngoại trọng lực với chu kỳ sóng dài lên tới 29 giây. Thông qua việc phân tích tương quan giữa tham số độ dốc sóng biểu kiến Som và hệ số truyền sóng Kt, cho thấy độ dốc sóng biểu kiến là tham số có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả giảm sóng của rạn ngầm với xu thế nghịch biến. Khi độ dốc sóng biểu kiến Som < 0,08 và bề rộng tương đối của rạn ngầm B/d > 7,5 (với B là bề rộng rạn ngầm, d là độ sâu mực nước trên thềm) thì hệ số truyền sóng Kt phụ thuộc vào cả B/d và Som; Khi 0,008 <= Som <= 0,02 và 4,0 <= B/d <= 7,5 thì hệ số truyền sóng Kt chỉ phụ thuộc vào bề rộng tương đối của rạn và khi Som > 0,02; B/d < 4,0 thì hệ số truyền sóng Kt luôn là hằng số. Từ khóa: Rạn ngầm nhân tạo; Sóng nước nông; Độ dốc sóng biểu kiến; Sóng ngoại trọng lực; Hiệu quả giảm sóng. |
90 |