TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Dự báo lại đợt dông gây mưa đá ngày 24–25/01/2020 trên khu vực Đông Bắc Bộ bằng mô hình số Đoàn Mạnh Duy1, Nguyễn Minh Trường1* 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; duydm99@gmail.com; truongnm@vnu.educ.vn *Tác giả liên hệ: truongnm@vnu.educ.vn; Tel: +84–912075253 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, mô hình WRF–ARW được sử dụng để dự báo lại đợt dông gây mưa đá dữ dội trên khu vực Đông Bắc Bộ từ ngày 24–25/01/2020. Kết quả cho thấy mô hình đã dự báo được hình thế qui mô lớn thuận lợi cho sự phát triển dông, đó là hội tụ mực thấp trong rãnh bị nén, front lạnh cùng với rãnh gió tây trên cao và dòng xiết. Hội tụ thông lượng ẩm từ phương nam là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của dông. Các chỉ số dông, bao gồm độ xoáy dòng thăng (UH) và tổng lượng graupel trong cột khí quyển (CTG), cho thấy mô hình đã dự báo tốt thời điểm hình thành, vị trí và hướng di chuyển của các ổ dông. Về mặt độ lớn, chỉ số UH vượt ngưỡng nhưng chỉ số CTG không đạt ngưỡng dự báo dông gây mưa đá cường độ mạnh (tương ứng kích thước hạt đá trung bình trên 25 mm). Phân bố thẳng đứng của graupel gợi ý rằng các chỉ số dùng cho mô hình số dự báo dông gây mưa đá, được xác định cho vùng ngoại nhiệt đới vào mùa hè, có thể cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với khu vực Việt Nam. Từ khóa: Mưa đá; Chỉ số dông; Mô hình WRF–ARW.. |
1 |
2 |
Phân tích và đánh giá diễn biến xói lở và bồi tụ ở khu vực tỉnh Quảng Nam bằng ảnh viễn thám và GIS Nguyễn Đức Thiện1, Trần Đức Dũng1*, Nguyễn Thế Tùng Lâm2, Nguyễn Quốc Quân1, Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân1 Nguyễn Tiến Thành1* 1Khoa Vật lý–Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM; ntthanh@hcmus.edu.vn *Tác giả liên hệ: ntthanh@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–345095349 Tóm tắt: Rút trích đường bờ dựa trên công nghệ viễn thám kết hợp GIS được đánh giá là một trong số các phương pháp tiếp cận xác định đường bờ biển khá đơn giản nhưng rất hiệu quả trên phạm vi rộng lớn. Bài báo sử dụng ảnh Landsat năm 2000–2021 để rút trích và phân tích diễn biến đường bờ tại khu vực tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy đường bờ tỉnh Quảng Nam xảy ra 2 quá trình xói lở và bồi tụ nhưng quá trình xói lở chiếm ưu thế hơn. Đặc biệt, khu vực Bắc Cửa Đại xói lở chiếm ưu thế hơn dao động khoảng 2,1–14,8 m/năm và mức độ giảm dần qua các năm, khu vực Nam Cửa Đại xói–bồi xảy ra xen kẽ qua từng giai đoạn và mức độ cũng giảm dần qua các năm, khu vực Duy Hải với Tam Tiến đường bờ tương đối ổn định nhưng xói lở vẫn chiếm ưu thế dao động khoảng 2,6–5,6 m/năm còn bồi tụ dao động khoảng 1,6–4,1 m/năm, ở khu vực Tam Tiến đến Tam hòa xói–bồi xảy ra xen kẽ với mức độ xói lở khoảng 1,6–7,4 m/năm, bồi tụ khoảng 1,4–5,3 m/năm. Nhìn chung, 4 giai đoạn ở cả 4 khu vực từ năm 2000–2021 đường bờ xói lở khoảng 2,4 m/năm, bồi tụ khoảng 2,3 m/năm và dần đạt trang thái cân bằng. Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp những thông tin hữu ích cho các cơ quan chức năng của địa phương để có những giải pháp quy hoạch và quản lý vùng ven bờ. Từ khóa: Rút trích đường bờ; GIS; Xói lở; Bồi tụ; Quảng Nam. |
15 |
3 |
Tính toán và phân tích chỉ số bốc thoát hơi tiềm năng và chỉ số thỏa mãn nhu cầu nước của lúa và một số cây màu tại huyện Tĩnh Gia và Quan Hóa trong thời kỳ 1991–2020 Đào Anh Công1*, Nguyễn Văn Lượng1, Lê Hữu Huấn1, Phan Thị Như Xuyến1, Ngô Sỹ Giai2 1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ; daoanhcong.k55.hus@gmail.com; luongnvkttv@gmail.com, huanbtb@gmail.com, phannhuxuyen@gmail.com. 2 Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu; ngosygiai@gmail.com. *Tác giả liên hệ: daoanhcong.k55.hus@gmail.com; Tel: +84–948946895 Tóm tắt: Để góp phần giúp nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, nhóm tác giả đã tập trung vào nghiên cứu, phân tích chỉ số PET và chỉ số WRSI cho hai huyện Tĩnh Gia và Quan Hóa từ 1991–2000 cho 3 vụ lúa và vụ hè thu của 3 loại cây lương thực khác. Các kết quả cho thấy giá trị PET dịch chuyển theo chu kỳ: Tháng 12 và tháng 1 thấp nhất năm, tháng 3–5 giá trị tăng dần, giá trị đạt đỉnh vào tháng 6–7 sau đó giảm dần từ tháng 8–11. Giá trị của PET ở Quan Hóa cao hơn ở Tĩnh Gia. Giá trị WRSI của lúa đông xuân ở các huyện ở mức hạn nặng đến rất nặng; Với lúa hè thu, huyện Quan Hóa có chỉ số hạn nhẹ và không bị hạn, cao hơn so với Tĩnh Gia ở mức hạn trung bình và hạn nhẹ; Với cây lúa mùa, cả 2 huyện đều có độ thỏa mãn nhu cầu nước đạt mức hạn trung bình. Đối với cây ngô, cây lạc và cây đậu tương hè thu, Quan Hóa đạt mức thỏa mãn nhu cầu nước hạn trung bình, huyện Tĩnh Gia ở mức hạn nặng và hạn rất nặng. Trong từng vụ cây trồng, giá trị năng suất và WRSI có chiều hướng tỉ lệ thuận với nhau, tuy nhiên khi WRSI biến động khá nhiều theo từng năm thì năng suất cây trồng chỉ có biến động nhẹ. Từ khóa: PET; WRSI; Bốc thoát hơi tiềm năng; Mức độ thỏa mãn nhu cầu nước; Năng suất cây trồng. |
26 |
4 |
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến quá trình bồi lắng – xói lở tại khu vực sông Gò Gia, huyện Cần Giờ Nguyễn Thị Diễm Thúy1*, Đào Nguyên Khôi 1, Bùi Phi Phụng1, Nguyễn Thị Bảy2 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM; nguyenthidiemthuyapag@gmail.com; dnkhoi@hcmus.edu.vn; phung.bui1211@gmail.com 2 Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM; nguyentbay@gmail.com * Tác giả liên hệ: nguyenthidiemthuyapag@gmail.com; Tel.: +84–968638978 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến quá trình bồi xói đáy sông Gò Gia, huyện Cần Giờ. Bộ mô hình MIKE 21FM với hai mô–đun HD và MT được sử dụng để mô phỏng dòng chảy và quá trình bồi lắng–xói lở tại khu vực nghiên cứu. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mực nước và lưu lượng có độ tin cậy cao, điều này được khẳng định thông qua các chỉ số NSE và R2 đều đạt mức tốt đến rất tốt, với giá trị lớn hơn 0,83 ở cả 04 trạm thủy văn trong khu vực. Bên cạnh đó, sai số giữa nồng độ phù sa thực đo và mô phỏng đều nhỏ hơn 20% ở cả hai giai đoạn hiệu chỉnh và kiểm định. Các kết quả phân tích quá trình bồi lắng–xói lở theo hai kịch bản khi không nạo vét và khi có nạo vét cho thấy, các khu vực trong phạm vi ô nạo vét quá trình xói có xu hướng giảm và quá trình bồi có xu hướng tăng. Tại các khu vực phía trên hoặc dưới phạm vi nạo vét, có thể do vận tốc dòng chảy tăng, quá trình xói có xu hướng tăng sau khi nạo vét. Có thể thấy, quá trình nạo vét có xu hướng làm thay đổi vận tốc dòng chảy cũng như diễn biến lòng dẫn tại các khu vực xung quanh phạm vi nạo vét. Từ khóa: Huyện Cần Giờ; MIKE 21FM; Nạo vét; Sông Gò Gia; Xói lở. |
40 |
5 |
Đa dạng sinh học và ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái tại Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng Ngô Huy Kiên1*, Phùng Ngọc Trường2, Phạm Văn Toản2, Ngô Trần Quốc Khánh3, Ngô Đức Thuận4, Lê Anh Tú5, Vi Trần Thùy6 1Viện Quy hoạch và Thiết kê nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ngohuykien68@gmail.com. 2 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; ngoctruongrpe@gmail.com; quangtoan9622@gmail.com 3 Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; khanh280900@gmail.com 4 Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội; ducthuaniescc@gmail.com 5 Viện Khoa học Môi trường và Biến đổi khí hậu; anhtule309@gmail.com 6 Ban quản lý Công viên địa chất non nước Cao Bằng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng; caobanggeopark@gmail.com *Tác giả liên hệ: ngohuykien68@gmail.com; Tel.: +84–913503387 Tóm tắt: Ở nước ta, các hoạt động kinh tế xã hội liên quan tới biển đang diễn ra rất sôi động, trong đó việc xây dựng các cảng biển, cảng cửa sông hay xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp đã nạo vét một khối lượng lớn vật chất và một phần của vật chất nạo vét được nhận chìm ở ngoài biển. Việc nhận chìm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất hóa lý của vật chất nạo vét, điều kiện khí tượng, thủy hải văn, công nghệ và kỹ thuật nạo vét, vận chuyển và nhận chìm v.v…vì các yếu tố này gây tác động tới hệ sinh thái, các hoạt động kinh tế xã hội xung quanh khu vực nhận chìm. Bài báo này nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí liên quan tới điều kiện sóng, gió, dòng chảy phục vụ cho công tác nhận chìm nhằm giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái vùng lân cận và các hoạt động kinh tế xã hội khu vực nhận chìm. Từ khóa: Hệ sinh thái; Công viên Địa chất; Cao Bằng; Biến đổi khí hậu. |
53 |
6 |
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bình Phước Nguyễn Thị Kim Phụng1, Nguyễn Thị Trang Thanh2* 1 Giáo viên Trường THPT Chuyên Quang Trung, tỉnh Bình Phước; nguyenthikimphung.tc115.tct@gmail.com 2 Khoa Địa lí, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh; thanhntt@vinhuni.edu.vn *Tác giả liên hệ: thanhntt@vinhuni.edu.vn; Tel: +84–989456628 Tóm tắt: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Là tỉnh nằm trong Đông Nam Bộ, Bình Phước có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Thông qua thu thập dữ liệu, khảo sát thực tế, điều tra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tham vấn ý kiến chuyên gia,… nghiên cứu đã làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Phước với các công nghệ chọn giống, sản xuất trong nhà kính, nhà màng, kĩ thuật tưới nước,… từ đó khuyến nghị các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó ưu tiên giải pháp thu hút vốn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực,… Kết quả bài báo có thể cung cấp cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Bình Phước, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Từ khóa: Phát triển nông nghiệp; Nông nghiệp công nghệ cao; Tỉnh Bình Phước. |
63 |
7 |
Đánh giá bão trên Biển Đông và nước dâng do bão tại ven biển Bắc Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nguyễn Phương Anh1, Nguyễn Bá Thủy1*, Phạm Khánh Ngọc1, Sooyoul Kim2 1 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; npanh2504@gmail.com; thuybanguyen@gmail.com; ngocpkchibo@gmail.com 2 Trường đại học Kumamoto, Nhật Bản; sooyoulkim@kumamoto–u.ac.jp *Tác giả liên hệ: thuybanguyen@gmail.com; Tel.: +84–975853471
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, bão trên Biển Đông và nước dâng do bão tại ven biển Bắc Bộ được đánh giá trong giai đoạn khí hậu hiện tại (1951–2010) và khí hậu tương lai (2051–2110) để phục vụ xây dựng phương án ứng phó và quy hoạch. Trong đó, số liệu bão trong hai giai đoạn này được thu thập từ kết quả của mô hình MRI–CGCM3, thuộc dự án các mô hình khí hậu lần 5 (CMIP5 – Coupled Model Intercomparison Project Phase 5). Với giai đoạn 2051–2110, mô hình MRI–CGCM3 được áp dụng cho kịch bản phát thải cao nhất (RCP 8.5) để mô phỏng bão tương lai. Kết quả mô phỏng bão trên Biển Đông từ mô hình trong giai đoạn 1951–2010 được đánh giá với số liệu bão thực tế và đã cho thấy có sự tương đồng giữa 2 nguồn số liệu. Về xu thế biến đổi của bão trong khí hậu tương lai, bão mạnh có xu hướng dịch xuống phía Nam, tập trung nhiều tại ven biển Thanh Hóa–Hà Tĩnh và xuất hiện muộn hơn, số lượng bão yếu và trung bình có xu thế giảm, số lượng bão mạnh và rất mạnh có xu thế tăng so với giai đoạn khí hậu hiện tai. Khu vực có nước dâng do bão lớn dịch chuyển xuống phía Nam, ven biển các tỉnh Thanh Hóa–Hà Tĩnh là nơi sẽ có nước dâng bão lớn nhất với độ cao nước dâng lớn nhất có thể lên tới 4,0m. Từ khóa: Bão; Nước dâng do bão; Biến đổi khí hậu; MRI–CGCM3. |
75 |
8 |
Phân tích diễn biến hình thái đáy sông Gò Gia – huyện Cần Giờ dưới ảnh hưởng của nước biển dâng Nguyễn Thị Diễm Thúy1*, Nguyễn Thị Bảy2, Đào Nguyên Khôi1 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM; nguyenthidiemthuyapag@gmail.com; dnkhoi@hcmus.edu.vn 2 Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM; nguyentbay@gmail.com *Tác giả liên hệ: nguyenthidiemthuyapag@gmail.com; Tel.: +84–968638978 Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng bộ mô hình MIKE 21FM với hai mô–đun thủy động lực học HD và vận chuyển bùn cát MT để thực hiện đánh giá diễn biến hình thái đáy sông Gò Gia trên địa bàn huyện Cần Giờ dưới ảnh hưởng của các kịch bản nước biển dâng trong tương lai. Mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định với bộ dữ liệu mực nước, lưu lượng và phù sa thực đo tại hai vị trí trên sông Gò Gia vào năm 2021. Nghiên cứu cũng đã tiến hành đánh giá xu thế bồi–xói đáy giai đoạn hiện trạng năm 2021 và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng theo các kịch bản phát thải trung bình RCP4.5 vào các năm 2030, 2040 và 2050 đến diễn biến đáy sông Gò Gia. Kết quả phân tích tại cho thấy, khi mực nước biển tăng từ 12 cm đến 23 cm, lòng dẫn trên sông có xu hướng tăng mức độ xói trong khoảng từ 0,01–1,3 m/năm và giảm mức độ bồi trong khoảng 0,1–1,1 m/năm. Những kết quả đạt được trong nghiên cứu này có ích cho quá trình đánh giá và nhận dạng những nguyên nhân gây xói lở tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Diễn biến đáy sông; Huyện Cần Giờ; Mô hình MIKE 21FM; Nước biển dâng; Sông Gò Gia. |
88 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 5 NĂM 2022
Đăng ngày: 24-05-2022-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 12 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 12 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 12 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 11 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 10 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 9 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 8 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 9 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 8 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 7 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 6 NĂM
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị