STT |
Tên bài |
Trang |
1 |
PHÂN BỐ DÒNG CHẢY NĂM TRONG LƯU VỰC SÔNG HỒNG VÀ TỔNG LƯỢNG DÒNG CHẢY NĂM TỪ LÃNH THỔ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM PGS.TS. Trần Thanh Xuân, ThS. Ngô Thị Thủy, Lê Thị Mai Vân - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường Bản đồ đường đẳng trị mô đun dòng chảy năm trung bình thời kỳ 1960 - 2009 trên toàn lưu vực sông Hồng và kết quả đánh giá tổng lượng dòng chảy năm trung bình, bao gồm tổng lượng dòng chảy năm từ lãnh thổ Trung Quốc chảy vào nước ta, được giới thiệu trong bài báo này. Đây là bản đồ đầu tiên được xây dựng cho toàn lưu vực sông Hồng, bao gồm cả phần lưu vực trên lãnh thổ Trung Quốc. Bản đồ này và kết quả đánh giá tổng lượng dòng chảy năm của sông Hồng là tài liệu tham khảo trong kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước, dự báo và đưa ra các giải pháp khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước sông Hồng một cách hợp lí, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn nước ở hạ lưu sông Hồng đang và sẽ chịu tác động mạnh mẽ của việc khai thác, sử dụng nguồn nước và biến đổi khí hậu ở thượng lưu. |
1 |
2 |
MỐI QUAN HỆ GIỮA NẮNG NÓNG VÀ RÉT ĐẬM TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM VỚI BỨC XẠ SÓNG DÀI ĐI XA ThS. Chu Thị Thu Hường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội GS. TS Phan Văn Tân - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Phân tích mối quan hệ giữa bức xạ sóng dài (OLR) với hiện tượng rét đậm và nắng nóng trên lãnh thổ Việt Nam, chúng tôi sử dụng chuỗi số liệu OLR được phân tích bởi NCEP/NCAR thời kỳ 1961-2009 và chuỗi số liệu quan trắc Tx, Ttb tại 67 trạm trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 1961-2007. Kết quả phân tích cho thấy, OLR biến đổi phụ thuộc rất lớn vào lượng mây và nhiệt độ không khí bề mặt. Vùng có lượng mây càng lớn hoặc nhiệt độ không khí bề mặt càng nhỏ hoặc thỏa mãn cả hai thì OLR sẽ càng nhỏ và ngược lại. Trong những năm El Nino, OLR thường lớn hơn trong các năm La Nina hay năm không ENSO. Hơn nữa, OLR càng lớn thì số ngày nắng nóng (SNNN) càng cao, số ngày rét đậm (SNRĐ) sẽ càng thấp và ngược lại. Do đó, trong các năm El Nino hoặc năm sau thời kỳ này, SNNN tăng mạnh (có thể tăng lên đến 2 lần so với trung bình), còn SNRĐ lại giảm mạnh. Ngược lại, SNNN giảm đi, còn SNRĐ lại tăng lên rõ rệt trong các năm La Nina. |
8 |
3 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI THỪA THIÊN HUẾ THEO CÁC KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG KHÁC NHAU Bạch Quang Dũng, Đỗ Thị Ngọc Bích - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Nguyễn Hải Đạt - Đại học Kinh tế Quốc dân Tác động của nước biển dâng đến kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở ngập theo 03 mức (50 cm, 75 cm và 100 cm) ở Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở chồng xếp giữa lớp thông tin ngập lụt với các lớp thông tin về kinh tế - xã hội tại Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này chúng tôi quan tâm đến các vấn đề kinh tế - xã hội trước nguy cơ nước biển dâng trong vấn đề sử dụng đất. Kết quả tính toán cho thấy, nước biển dâng 50 cm sẽ dẫn đến 52,54 km2 đất bị ngập, chiếm 1,05% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Nước biển dâng 75 cm và 100 cm sẽ gây ra ngập lụt tương ứng 77,74 km2 và 104,58 km2, chiếm tỷ lệ tương ứng 1,55% và 2,09% đất tự nhiên của tỉnh. Tại Thừa Thiên Huế, chủ yếu các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc sẽ ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Nước biển dâng 50 cm sẽ gây tổng thiệt hại cho tỉnh khoảng 8,33% GDP, nước biển dâng 75 cm sẽ là xấp xỉ 10% GDP và khoảng 11,69% nếu nước biển dâng 100 cm. Nghiên cứu này đã có những kết quả bước đầu để đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế - xã hội tại Thừa Thiên Huế trong tương lai. Đồng thời, nghiên cứu này đã đóng góp vào việc hoàn thiện chi tiết hơn những kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Việt Nam. |
15 |
4 |
CHỈ SỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN VIỆT NAM Đinh Thái Hưng, Trần Thị Diệu Hằng, Phạm Văn Sỹ, Phạm Trần Hải Dương, Đàm Duy Hùng, Vũ Xuân Hùng, Phạm Thị Kim Oanh - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Nghiên cứu tập trung xây dựng chỉ số tính dễ bị tổn thương bờ biển CVI cho bờ biển Việt Nam đối với nước biển dâng. CVI là sự kết hợp giữa tính nhạy cảm và khả năng tự nhiên của hệ thống bờ biển để thích ứng với những biến đổi của điều kiện môi trường, dưới ảnh hưởng của mực nước biển dâng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khu vực bờ biển có mức độ dễ bị tổn thương cao tập trung tại các vùng đồng bằng đông dân cư. Phương pháp tính sử dụng trọng số đối với các thành phần khác nhau có thể cho kết quả phù hợp hơn, đặc biệt với các khu vực dễ bị tổn thương cao. |
21 |
5 |
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH BẮC NINH ThS. Nguyễn Thị Hiền, ThS. Phạm Thị Tuyết Mây và các cộng sự - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu Việc nghiên cứu về biến đổi khí hậu (BĐKH) và xây dựng kịch bản BĐKH cho tỉnh Bắc Ninh là một việc làm hết sức cấp thiết. Qua nghiên cứu diễn biến khí hậu và môi trường tỉnh Bắc Ninh trong thời gian gần đây cho thấy tỉnh Bắc Ninh đã và đang chịu những tác động xấu do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và những thay đổi bất thường của thời tiết. Trước những thách thức mới cả về nhận thức và hành động này chúng tôi đã có những đánh giá chính xác về diễn biến của khí hậu tỉnh Bắc Ninh. Về nhiệt độ trung bình tháng, năm và nhiệt độ cực trị của Bắc Ninh tăng trên toàn miền. Tổng lượng mưa năm của khu vực giảm. Với mức giảm là 164 mm trong 10 năm. Nếu chọn được kịch bản phát thải trung bình (B2) cho tỉnh Bắc Ninh sẽ tính được lượng mưa năm tăng trên toàn miền và trong suốt thời gian mô phỏng. Vào mùa mưa, lượng mưa tăng mạnh trong khi vào mùa khô lượng mưa có xu hướng giảm. Mức tăng lượng mưa năm chủ yếu tập trung ở khu vực Thành phố Bắc Ninh. Khu vực có lượng mưa năm tăng ít, tập trung ở 2 khu vực huyện Yên Phong và huyện Lương Tài. Kịch bản BĐKH này sẽ là cơ sở tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Bắc Ninh trong tương lai. |
26 |
6 |
TÁC ĐỘNG CỦA HỒ HÒA BÌNH VÀ HỒ TUYÊN QUANG ĐẾN SỰ PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY HẠ DU SÔNG HỒNG Lương Hồ Nam - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Bài báo đề cập đến kết quả nghiên cứu đánh giá tác động điều tiết dòng chảy của hồ chứa thủy điện Hòa Bình trên sông Đà và hồ chứa thủy điện Tuyên Quang trên sông Lô đến sự phân phối dòng chảy tại một số trạm thủy văn cơ bản vùng hạ du sông Hồng. Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở khôi phục dòng chảy tự nhiên và so sánh với dòng chảy bị điều tiết. |
33 |
7 |
XÁC ĐỊNH LƯỢNG HƠI NƯỚC TÍCH TỤ (PWV) BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ ĐIỂM GPS CHÍNH XÁC Nguyễn Ngọc Lâu - Đại học Bách Khoa, Thành phố. Hồ Chí Minh Lượng hơi nước tích tụ trong khí quyển (PWV-Precipitable Water Vapour) rất cần thiết cho công tác dự báo thời tiết. Chỉ số này có thể xác định một cách chính xác bằng công nghệ GPS với chi phí rẻ hơn nhiều so với các công nghệ khác. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày cơ sở lý thuyết và thuật toán xác định PWV từ trị đo pha GPS theo phương pháp định vị điểm chính xác kết hợp với phương pháp lọc nhiễu. Độ lệch trung bình giữa kết quả từ thuật toán của chúng tôi và kết quả của tổ chức IGS tại trạm đo Côn Minh, Trung Quốc khoảng 1 cm. Chúng tôi cũng đã áp dụng thuật toán này để xác định PWV tại một số trạm đo GPS trên lãnh thổ Việt Nam và phân tích mối quan hệ của nó với thời tiết diễn ra trên khu vực. |
40 |
8 |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TRỒNG LÚA VÀ ĐÁNH GIÁ DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TS. Dương Văn Khảm - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường TS. Vũ Hoàng Hoa - Trường Đại học Thủy lợi Xác định các chỉ tiêu viễn thám để phân loại, đánh giá trạng thái và xây dựng bản đồ lớp phủ đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến trong lĩnh vực GIS và viễn thám. Cùng với các số liệu quan trắc bề mặt, việc tích hợp các thông tin viễn thám đa thời gian với nhiều độ phân giải không gian và thời gian trong việc tính toán các chỉ số thực vật là hoàn toàn có khả năng phục vụ công tác theo dõi thời vụ và giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng. Những năm gần đây, một loạt đầu thu thế hệ mới như MODIS, MERIS... đặt trên các vệ tinh có thể quan trắc mặt đất với phạm vi lớn, độ phân giải thời gian cao, cung cấp một khối lượng lớn thông tin bề mặt trái đất, cho phép nghiên cứu biến động lớp phủ trên cả hai góc độ đa phổ và đa thời gian. Bài viết bước đầu ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám MODIS tổ hợp 8 ngày để tính toán và đánh giá sự biến động chỉ số thực vật NDVI, EVI và LSWI và một số phân tích về thời vụ và trạng thái sinh trưởng của cây lúa để xây dựng bản đồ trồng lúa và đánh giá biến động sử dụng đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng. |
45 |
9 |
Lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Việt Nam - Hàn Quốc |
51 |
10 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 1 năm 2012 Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
52 |
11 |
Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 1 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
60 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2012
Đăng ngày: 01-02-2012-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 4
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2012
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị