TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
Phương pháp dự báo nước biển dâng do bão dựa trên lập trình di truyền Nguyễn Thị Hiền1*, Trương Tiến Phúc2, Ngô Văn Mạnh3, Nguyễn Thị Quyên4, Hoàng Hải Vân5 1Học viện Kỹ thuật quân sự; nguyenthihienqn@gmail.com. 2Văn phòng Zalo Hà nội; truong.t.phuc@gmail.com. 3Trung tâm TTDL KTTV; manh.ngovan@gmail.com. 4Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; quyen14121982@gmail.com. 5Đại học quản lý và công nghệ Hải Phòng; hoangvan041078@gmail.com. Tóm tắt: Nước dâng bão là hiện tượng dâng lên của mực nước biển cao hơn mực thủy triều vốn có bởi do tác động của bão vì thế việc dự báo chính xác mực nước dâng là nhiệm vụ quan trọng để tránh thiệt hại về tài sản và con người do nước dâng gây ra. Lập trình di truyền (Genetic Programming – GP) là một kỹ thuật học máy có thể giúp ta tìm được mô hình ở dạng công thức toán học. Tuy nhiên trước đây GP hầu như chưa được áp dụng triệt để cho bài toán dự báo nước biển dâng do bão cho nên trong bài báo này nhóm tác giả đề xuất phương pháp sử dụng GP để phát hiện các mô hình dự báo nước biển dâng do bão. Kết quả thực nghiệm trên dữ liệu nước biển dâng do bão tại trạm Hòn Dáu của Việt Nam cho thấy phương pháp này có thể đưa ra các mô hình dự báo nước dâng do bão chính xác hơn một số phương pháp học máy phổ biến thường sử dụng. Hơn nữa GP đưa ra mô hình dự báo dễ hiểu hơn các mô hình mà được xây dựng bằng các phương pháp khác (hộp đen) như là mạng nơ–ron. Ngoài ra mô hình dự báo do GP đưa ra sẽ giúp ta phát hiện các đặc trưng ảnh hưởng trực tiếp khi phát triển các mô hình dự báo nước biển dâng do bão. Từ khóa: Lập trình di truyền; dự báo nước biển dâng do bão, Hòn Dáu. |
1 |
2 |
Mô phỏng mức độ ngập và đề xuất giải pháp thoát nước chống ngập cho khu vực Văn Thánh – thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Thị Tố Nữ1*, Đoàn Thanh Vũ1, Lê Văn Phùng1, Cấn Thu Văn1 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; nu.htt@hcmunre.edu.vn; dtvu@hcmunre.edu.vn; phunglv@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn Tóm tắt: Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được xác định là trung tâm kinh tế, trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta với quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo nhiều hệ lụy về cơ sở hạ tầng, trong đó vấn đề ngập lụt đô thị là một trong những vấn đề nhức nhối nhất. Lưu vực Nhiêu Lộc–Thị Nghè thuộc 7 quận của TP.HCM là một trong những nơi có mức độ ngập cao. Nghiên cứu đã ứng dụng Mô hình SWMM để mô phỏng quá trình sản sinh dòng chảy từ mưa và quá trình tiêu thoát nước mưa trên lưu vực, từ đó đề xuất các giải pháp giảm ngập. Kết quả nghiên cứu cho thấy giải pháp hồ điều hòa có tính hiệu quả hơn so với giải pháp cải tạo mặt phủ đô thị. Các kịch bản cho thấy chỉ với 186 ha diện tích hồ điều hòa có thể cơ bản xóa ngập cho khu vực Văn Thánh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Từ khóa: Ngập lụt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh; Mô hình SWMM. |
12 |
3 |
Thử nghiệm tính toán phát thải khí nhà kính của giao thông vận tải hành khách trên nền Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trần Đỗ Bảo Trung1*, Lương Quang Huy1, Trần Đỗ Trà My2 1Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường; tdbtrung@monre.gov.vn; huylq98@gmail.com; 2Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường; mytranvepf@gmail.com; Tóm tắt: Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ–TTg ngày 31 tháng 3 năm 2016. Trong quy hoạch này, vấn đề phát thải khí nhà kính chưa được đề cập một cách thấu đáo. Nghiên cứu này đã thử nghiệm tính toán phát thải khí nhà kính của giao thông vận tải hành khách trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2020–2030 trên nền số liệu của Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội. Tính toán phát thải khí nhà kính được thực hiện theo phương pháp từ dưới–lên theo mô hình ASIF của Lee Schipper. Nghiên cứu đã xây dựng, thiết lập sơ đồ lô–gic để tính toán. Có tất cả 7 kịch bản khác nhau đã được lập ra theo nguyên tắc: khoa học, khả thi, có khả năng nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đã đạt được gồm: đã tính toán lượng phát thải khí nhà kính do hoạt động giao thông vận tải hành khách trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2020–2030 cho cả 7 kịch bản. Các kết quả nghiên cứu này có giá trị tạo ra cơ sở khoa học cho các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nghiên cứu. Từ khóa: Phát thải khí nhà kính; Giao thông vận tải hành khách; Mô hình ASIF; Thủ đô Hà Nội. |
26 |
4 |
Sự thay đổi dòng chảy trên các nhánh: Tonle Sap, Bassac và Mê Công, do hạ thấp đáy sông ở hệ thống sông Cửu Long Nguyễn Nghĩa Hùng1*, Lê Quản Quân1 1Viện khoa học Thủy lợi miền Nam; hungsiwrr@gmail.com; lequan2005@gmail.com Tóm tắt: Trước sự thay đổi hạ thấp đáy sông trong 20 năm trở lại đây ở trên hệ thống sông Cửu Long theo kết quả địa hình 1998, 2008 và 2018 như các bài báo đã đăng. Nội dung bài báo này nghiên cứu sự tác động của việc hạ thấp tới sự thay đổi tỷ dòng chảy tại nút phân lưu trên sông Mê Công (sông Tiền) và Bassac (sông Hậu), đồng thời xem xét sự thay đổi về sự trao đổi nguồn nước giữa sông Mê Công và biển Hồ. Bài báo sử dụng mô hình toán 1 chiều MIKE11 cho toàn hệ thống sông, sử dụng biên tính toán trong giai đoạn 1998–2018 và áp dụng cho 3 loại địa hình nêu trên để xem xét sự khác biệt. Kết quả cho thấy, xu thế trao đổi nguồn nước vào và ra của sông Mê Công đến biển Hồ khá giảm rõ rệt với sai lệch chuẩn khoảng +2,9 tỷ m3/năm và số ngày trao đổi cũng thay đổi khoảng +18 ngày. Đồng thời, tỉ lệ phân nước trên sông Mê Công chảy về sông Tiền có xu thế tăng trong mùa lũ và mùa kiệt khoảng 7–9%, ngược lại sông Bassac giảm, điều này làm cho việc điều tiết nguồn nước giữa các khu vực có sự thay đổi đáng kể. Từ khóa: Hạ thấp lòng dẫn; Tỷ lệ phân lưu; Tonle Sap; Đồng bằng sông Cửu Long. |
40 |
5 |
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng ven biển Bắc Bộ–Bắc Trung Bộ Hoàng Ngọc Khắc1,2*, Trịnh Quang Tú3, Trần Văn Tam3 1Viện Nghiên cứu Biến đổi toàn cầu và Phát triển bền vững; hnkhac@hunre.edu.vn; 2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; 3Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy Sản; tiquatuwagen@gmail.com; hanhtam.vifep@gmail.com. Tóm tắt: Nuôi trồng thủy sản (NTTS) thông minh thích ứng với Biến đổi khí hậu (Climate Smart Aquaculture), được đề xuất bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc– FAO (2010) trong khuôn khổ tiếp cận nông nghiệp thông minh thích ứng với Biến đổi khí hậu (CSA), là hướng tiếp cận tổng hợp thúc đẩy sự cải tiến, chuyển đổi trong lĩnh vực NTTS ở tất cả các cấp độ (trang trại, địa phương, vùng quốc gia) nhằm giải quyết những thách thức và nâng cao tính thích ứng của các hệ thống NTTS trước tác động gia tăng của BĐKH. Việc áp dụng các mô hình NTTS thông minh thích ứng với BĐKH tại Việt Nam, hiện đang được áp dụng và nhân rộng, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố ven biển vùng Bắc Bộ–Bắc Trung Bộ. Để đánh giá các hệ thống NTTS thông minh thích ứng với BĐKH, Bộ tiêu chí đánh giá được xây dựng, trên cơ sở ba nhóm trụ cột chính trong tiếp cận CSA, bao gồm nhóm tiêu chí về đảm bảo an ninh lương thực (ANLT), nhóm tiêu chí thích ứng và phục hồi với BĐKH, và nhóm tiêu chí về giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Bộ tiêu chí được áp dụng có ý nghĩa thiết thực trong việc đánh giá tính hiệu quả và cải thiện các hệ thống NTTS thông minh thích ứng với BĐKH cho vùng Bắc Bộ–Bắc Trung Bộ cũng như mở rộng cho các tỉnh thành ven biển Việt Nam. Từ khóa: An ninh lương thực; Bộ tiêu chí; Khí nhà kính; NTTS thông minh. |
51 |
6 |
Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng do xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực cửa sông ven biển tỉnh Nam Định Nguyễn Cao Văn1, Nguyễn Lê Tuấn1, Nguyễn Thục Anh1, Phạm Văn Hiếu1* 1Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và môi trường; nguyencaovan.k56@gmail.com; ngletuan1618@gmail.com; thucnguyen.dav@gmail.com; hieupv.env@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu đưa ra kết quả phân tích, đánh giá về tính dễ bị tổn thương của yếu tố xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp và khả năng thích ứng của ngành nông nghiệp ở Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu dựa trên các số liệu khảo sát thực tế, bộ chỉ số đánh giá và mô hình thủy văn. Trong đó, mô hình thủy văn tính toán chỉ số độ mặn trong các giai đoạn theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bộ chỉ số đánh giá được xây dựng dựa trên báo cáo của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu năm 2007 và một số các tài liệu liên quan khác. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đánh giá được khả năng thích ứng của ngành nông nghiệp; diễn biến xâm nhập mặn tại 3 cửa sông Ba Lạt, Ninh Cơ và Đáy (tỉnh Nam Định); đưa ra đánh giá mức độ tổn thương của từng huyện ven biển. Tuy chưa xét được hết tất cả các khía cạnh nhưng các kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp thông tin cho tỉnh Nam Định, phục vụ kế hoạch và quy hoạch ngành nông nghiệp trước bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương; Xâm nhập mặn; Nông nghiệp; Cửa sông ven biển. |
62 |
7 |
Thử nghiệm đồng hóa số liệu gió vệ tinh và số liệu cao không để mô phỏng qũy đạo và cường độ cơn bão Haiyan 2013 Trần Thị Mai Hương1*, Nguyễn Thị Hằng2, Nguyễn Văn Tín3, Trần Văn Sơn1, Phạm Thị Minh1 1Khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; ttmhuong@hcmunre.edu.vn; tvson@hcmunre.edu.vn; minhpt201@gmail.com. 2Khoa Đại cương, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; hang.nguyen687@gmail.com 3Khoa Quản lý Tài nguyên Biển và hải đảo, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; nvtin@hcmunre.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu tiến hành các thử nghiệm với việc đồng hóa số liệu gió vệ tinh (CIMSS), số liệu cao không (RADS) và số liệu hỗn hợp (gió vệ tinh và số liệu cao không MIX) bằng phương pháp lọc Kalman tổ hợp. Kết quả thử nghiệm cho thấy, ứng với mỗi loại số liệu quan trắc, các mô phỏng đường dòng (hoàn lưu khí quyển mô phỏng) trong các thử nghiệm là khác nhau. Trong đó thử nghiệm CIMSS, RADS và MIX mô phỏng xu thế cũng như cường độ của hoàn lưu chung khí quyển giống với sự phát triển thực tế hơn so với thử nghiệm không sử dụng số liệu quan trắc (MPH), nhờ đó quỹ đạo bão Haiyan được mô phỏng khá phù hợp với quỹ đạo thực, sai số thống kê trong 4 trường hợp thử nghiệm giảm đáng kể. Cụ thể, sai số quỹ đạo trong thử nghiệm CIMSS cải thiện 14,0% và 14,3% so với thử nghiệm MPH, và giảm lần lượt 14,0% và 23,9% so với kết quả dự báo toàn cầu GFS ở hạn dự báo 48 giờ và 72 giờ, trong thử nghiệm RADS sai số qũy đạo cải thiện 11,1% so với GFS và MPH ở hạn 60 giờ, và sai số quỹ đạo trong thử nghiệm MIX giảm 12% và 14,2% so với GFS ở hạn 60 giờ và 72 giờ, ngoài ra thử nghiệm MIX có sai số qũy đạo giảm 12% so với thử nghiệm MPH ở hạn 60 giờ. Về cường độ bão, dự báo Pmin trong các thử nghiệm MPH, CIMSS, RADS và MIX tốt hơn so với số liệu GFS. Trong đó sai số Pmin trong thử nghiệm CIMSS nhỏ hơn sai số Pmin trong các thử nghiệm còn lại và số liệu GFS ở hạn dự báo dài hơn 48 giờ. Đối với Vmax, các thử nghiệm CIMSS, RADS và MIX dự báo Vmax hiệu quả ở hạn dự báo 60 và 72 giờ. Từ khóa: Lọc Kalman; Mô hình WRF; Bão; Dự báo tổ hợp. |
|
8 |
BẢN TIN DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN THÁNG 8 NĂM 2020. THÔNG BÁO KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP THÁNG 7 NĂM 2020 |
96 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 8 NĂM 2020
Đăng ngày: 19-08-2020-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2020
-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 4 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 3 NĂM 2020
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị