Ngày Khí tượng Thế giới là sự kiện thường niên của Liên Hợp Quốc, được tổ chức hàng năm vào ngày 23/3 để ghi nhớ việc thành lập Tổ chức Khí tượng Thế giới vào ngày 23/3/1920.
Ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2024 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề là “At the frontline of climate action” - “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”. Qua đó, có thể thấy những nỗ lực dự báo, cảnh báo sớm và chủ động hành động vì khí hậu là vấn đề toàn cầu nhằm tăng cường khả năng phục hồi và ứng phó rủi ro thiên tai, đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu; đồng thời tiếp tục tăng cường năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ các cấp, tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho cộng đồng nhằm chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn
Trao đổi về ý nghĩa của ngày Khí tượng thế giới năm nay, Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có những nhận định.
PV: Xin ông cho biết ý nghĩa chủ đề của ngày Khí tượng thế giới năm 2024 "KTTV tiên phong ứng phó với biến đổi khí hậu"?
Khí tượng thế giới từ khi thành lập đã lấy ngày 23/3 là ngày khí tượng hàng năm, mỗi năm trên thế giới đều lựa chọn một chủ đề nhằm tôn vinh những người làm công tác trong ngành khí tượng trên phạm vi toàn cầu và chủ đề này kêu gọi sự lan tỏa, quan tâm của toàn xã hội đối với các ngành liên quan đến ngành khí tượng ở quy mô toàn cầu. Biến đổi khí hậu là thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21 và trong những năm tiếp theo. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã hiện hữu và gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội ở quy mô toàn cầu. Trong đó tác động lớn nhất phải nói đến là sự gia tăng cường độ, mức độ tần suất của thiên tai. Chính vì vậy, việc ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu là chúng ta phải có thông tin sớm, cảnh báo sớm về các loại hình thiên tai gia tăng do biến đổi khí hậu không ai hết đó chính là những người làm khí tượng thủy văn, người tiên phong trong lĩnh vực đưa ra những bản tin cảnh báo sớm, những thông tin ban đầu để chúng ta ứng phó, thích ứng một cách hiệu quả đối với các loại hình thiên tai nguy hiểm gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhân loại. Đồng thời, thông tin khí tượng thủy văn rất là hữu ích và quan trọng, cần thiết cho việc sử dụng năng lượng tái tạo – năng lượng được phát triển, sử dụng rộng rãi hơn trong thế kỷ 21 này nhằm thay thế các loại năng lượng hóa thạch là nguồn gốc hàng đầu gây ra gia tăng khí nhà kính nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu hiện nay. Các thông tin KTTV giúp cho việc khai thác hiệu quả, an toàn các loại năng lượng tái tạo góp phần rất lớn cho việc giảm nhẹ BĐKH, những thông tin này cũng thuộc KTTV. Như vậy KTTV là tuyến đầu, là tiên phong trong ứng phó với BĐKH ở quy mô toàn cầu.
PV: Xin ông cho biết tầm quan trọng của việc ứng dụng Khoa học công nghệ (KHCN) trong cảnh báo, dự báo thiên tai?
Ứng dụng KHCN không chỉ ở ngành KTTV mà ở tất cả các lĩnh vực đều là giải pháp then chốt để phát triển kinh tế xã hội, cho thấy rằng thành tựu ứng dụng KHCN trong các mặt khác nhau của đời sống của các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực KTTV. Đây cũng là một giải pháp then chốt để phát triển ngành trong chiến lược phát triển ngành KTTV cũng như chỉ thị 10 của Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KTTV của chúng ta. Trong những năm qua, chúng ta đã ứng dụng rất rộng rãi các thành tựu của thế giới, của Việt Nam trong lĩnh vực KHCN để tăng cường cho ngành KTTV các mảng khác nhau như quan trắc, dự báo, truyền tin. Đối với hệ thống quan trắc đó là tăng cường hệ thống hiện đại hóa các trạm đo ở khắp mọi miền đất nước theo hướng tự động hóa, hiện đại hóa, đồng thời hệ thống các trạm ra đa thời tiết hiện đại và các thông tin vệ tinh ở các nguồn khác nhau giúp chúng ta có thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, kịp thời đối với các hiện tượng thiên tai đang xảy ra, do đó giúp cho chúng ta cảnh báo sớm được các ảnh hưởng thiên tai xảy ra nhanh và có phạm vi hẹp, quy mô của môi quốc gia và khu vực. Đồng thời, trong thời gian gần đây chúng ta đã phát triển rất nhiều các mô hình số, số trị hiện đại cho cả KTTV và hải văn. Điều này giúp cho chúng ta có được thông tin dự báo, cảnh báo dài hạn hơn, chi tiết hơn và đặc biệt là trực quan hơn, tin cậy hơn cho các hiện tượng KTTV nguy hiểm. Các thông tin KTTV sẽ được truyền tải trên nền tảng công nghệ số, nền tảng số hiện đại, do đó tính trực quan, tính chi tiết và tính phổ quát cho mọi đối tượng được rộng rãi hơn, truyền tải thông tin đến mọi người, mọi đối tượng nhanh chóng, tin cậy, giúp chúng ta có hành động sớm để ứng phó với thiên tai đã và đang xảy ra.
Ứng dụng công nghệ 4.0 IoT, truyền tin tự động, các loại quan trắc phi truyền thống như ra đa, vệ tinh. Điều này đã giúp cho chúng ta rất nhiều thông tin nhanh và kịp thời về các hiện tượng thiên tai đang xảy ra và vừa xảy ra các mọi miền của đất nước. Đối với loại hình mô hình dự báo, chúng ta đã cập nhật và sử dụng các mô hình, phương án, công nghệ dự báo hiện đại gần như bậc nhất trên thế giới hiện nay, trong cả 3 lĩnh vực khí tượng, thủy văn và hải văn. Các mô hình số trị dự báo chi tiết đến 1-3km phủ khắp đất nước, hạn dự báo từ 5-10 ngày cho chúng ta thông tin rất chi tiết về nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng thiên tai khác nhau để có thể có những bản tin phù hợp, dài hạn, chi tiết và tin cậy. Đối với hải văn và thủy văn, đó là các mô hình thủy lực đã được cải tiến, nghiên cứu, ứng dụng phù hợp với các lưu vực sông, biển của Việt Nam để chúng ta có được những thông tin ngoài thông tin như mực nước, lưu lượng và cả dòng chảy, biển, sóng biển để phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo với các loại thiên tai rất nguy hiểm này trên biển và trên các hệ thống sông của nước ta. Đồng thời ngành KTTV chúng ta cũng đã sử dụng rất nhiều các phương tiện tính toán, các phương tiện cơ sở dữ liệu gần tựa như big data để chúng ta có thể có rất nhiều thông tin khác nhau giúp cho các dự báo viên có lượng thông tin đầy đủ, phân tích cho quá trình phân tích để đưa ra các bản tin dự báo phù hợp. Các thông tin này sẽ được truyền tải bằng các phương tiện truyền thông trên nền tảng số hiện đại, phổ cập đến tất cả người dân và đối tượng sử dụng khác nhau.
Tạp chí KTTV
-
Thông điệp của bà Celeste Saulo, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO)
-
Hiện tượng Elnino sẽ còn tác động đến mức độ nào? Dự báo nắng nóng thời gian tới ở Nam Bộ
-
Dự báo thời tiết ngày 07/03
-
Nhiệt độ Tháng 3/2024 theo nhận định của Chuyên gia sẽ ra sao?
-
Dự báo diễn biến, cường độ và tác động của đợt không khí lạnh sắp tác động đến Bắc Bộ sẽ kéo dài bao lâu?
-
Không khí lạnh sắp tới dẫn đến nồm, ẩm ảnh ở lớn đã phải là đợt không khí lạnh cuối hay chưa?
-
Đài KTTV tỉnh Quảng Bình chuyển đổi số