Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2014

Đăng ngày: 01-01-2014 File đính kèm
Số 637 * Tháng 01 năm 2014

1

Thư chúc Tết của Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.

1

2

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn

Khái quát các hiện tượng thời tiết, thuỷ văn năm 2013 và công tác dự báo phục vụ.

2

3

PGS. TS. Nguyễn Viết Lành, CN. Đinh Xuân Trường – Trung tâm Ứng dụng Công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Nghiên cứu, tổng kết về quy luật biến động của một số yếu tố khí tượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bằng việc sử dụng số liệu mưa và nhiệt của 36 trạm khí tượng trong cả nước đảm bảo không bị vi phạm hành lang kĩ thuật, bài báo đã tiến hành phân tích quy luật biến động của hai yếu tố này trong vòng 30 năm dựa trên hàm xu thế tuyến tính theo hai thời kì (30 năm-từ năm 1981-2010 và 10 năm sau-từ năm 2001-2010). Trên cơ sở kết quả phân tích, bài báo đưa ra các nhận định ban đầu về tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với các yếu tố khí tượng cũng như phục vụ cho công tác theo rõi, giám sát hiện trạng, xu hướng biến động và các tác động của BĐKH.

8

4

TS. Nguyễn Bá Dũng – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nghiên cứu ứng dụng giải đoán ảnh viễn thám trong xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực hạ lưu sông Lam

Lũ, lụt vẫn đang và sẽ còn đe dọa tới cuộc sống của nhiều người dân, nhiều quốc gia trên thế giới. Theo một công trình nghiên cứu đăng tải trên tập san khoa học Biến đổi khí hậu tự nhiên của Anh ra ngày 9/6/2013, sự nóng lên của trái đất sẽ làm tăng nguy cơ lũ lụt trên 42% diện tích bề mặt Trái đất, chủ yếu ở châu Á và châu Phi vào cuối thế kỷ 21 này. Đối với Việt Nam, lũ và lụt là hiện tượng phổ biến, diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, công tác dự báo và cảnh báo sớm lũ, lụt đã mang lại nhiều ích lợi về kinh tế - xã hội cho mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Bài báo là kết quả nghiên cứu bước đầu về ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc giải đoán ảnh để nhận dạng ngập lụt, phục vụ cho công tác hiệu chỉnh bản đồ ngập lụt, góp phần nâng cao chất lượng dự báo và cảnh báo sớm ngập lụt khu vực hạ lưu lưu vực sông Lam.

14

5

TS. Nguyễn Kiên Dũng, CN. Đinh Xuân Trường, CN. Trương Thị Minh Thư – Trung tâm Ứng dụng Công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Nghiên cứu đánh giá tác động của hồ chứa Sơn La đến diễn biến lòng hồ sông Đà

Công trình thủy điện Sơn La, bậc thang thứ hai sau công trình thủy điện Hòa Bình trong sơ đồ khai thác năng lượng hệ thống trên sông Đà, được khởi công xây dựng vào ngày 02 tháng 12 năm 2005. Và đến ngày 26 tháng 9 năm 2012, tổ máy 6, tổ máy cuối cùng của nhà máy thủy điện Sơn La đã hòa thành công vào điện lưới quốc gia. Mặc dù lợi ích của sự ra đời Nhà máy thủy điện Sơn La là vô cùng to lớn và không thê phủ nhận, song dự án này cũng tạo nhiều sự lo âu. Kể từ khi dự án Nhà máy thủy điện Sơn La được công bố, giới khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu và cảnh báo về những tác động của nó tới kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và đặc biệt là ảnh hưởng của nó đến diễn biến lòng hồ sông Đà.

19

6

TS. Huỳnh Thị Lan Hương – Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Tài chính cho các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia

Các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) đã bắt đầu được các nước đang phát triển quan tâm đến để đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK) trong điều kiện phát triển bền vững quốc gia. Do NAMA có tiềm năng nhận được hỗ trợ tài chính quốc tế, do đó, việc xây dựng một NAMA đòi hỏi phải tích hợp các hành động chính sách khí hậu, mục tiêu phát triển bền vững, và các cơ chế tài chính. Bài báo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số cơ chế tài chính và các tiêu chí để có thể huy động nguồn vốn đầu tư vào các dự án giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

25

7

Vũ Hải Đăng, Nguyễn Hồng Lân, Nguyễn Ngọc Tiến, Lê Đình Nam, Trần Hoàng Yến, Đỗ Ngọc Thực, Lư Quang Huy – Viện Địa chất và Địa vật lý biển

Nguyễn Thanh Trang – Trung tâm Hải văn

Hoạt động của bão và trường sóng trong bão tại vùng biển Cô Tô

Trong nghiên cứu này, hoạt động của bão, trường sóng và trường ứng suất trượt đáy do sóng bão đã được thống kê, tính toán và phân tích. Kết quả thống kê cho thấy trung bình có khoảng hơn 1 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp tới vùng biển Cô Tô. Mùa bão thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, tháng 7 và 9 có số lượng bão đổ bộ vượt trội. Kết quả mô phỏng trường sóng trong bão Koravanh 2003, cơn bão mạnh và đổ bộ trực diện vào vùng biển Cô Tô đã chỉ ra rằng trường sóng thay đổi mạnh theo vị trí và hướng di chuyển của tâm bão. Độ cao sóng đạt cực đại tới hơn 5 m tại vùng khơi và đạt tới hơn 3 m tại vùng ven bờ phía Nam và Đông Nam các đảo Cô Tô và Thanh Lâm. Trong khi đó, trường ứng suất trượt đáy do sóng đạt cực đại chủ yếu lại vùng ven bờ nơi có độ sâu nhỏ hơn 10 m và biến động chủ yếu theo hướng sóng và độ cao sóng. Vùng chịu tác động mạnh nhất là phía Nam và Đông Nam các đảo Cô Tô và Thanh Lân, ứng suất trượt đáy do sóng đạt tới hơn 5,5 N/m2 và có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển trầm tích và hệ sinh thái san hô tại khu vực.

30

8

Trần Thị Kim – Viện Môi trường và Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh

Đoàn Văn Phúc – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh

Nguyễn Kỳ Phùng – Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh

Nghiên cứu phân vùng chế độ nước trên các sông rạch chính khu vực Tp. Hồ Chí Minh bằng mô hình toán

     Nội dung bài báo trình bày kết quả phân vùng chế độ nước trên các sông rạch chính bằng phương pháp ứng dụng mô hình toán. Phân vùng chế độ nước trên các sông rạch chính khu vực Tp. Hồ Chí Minh dựa trên dữ liệu dòng chảy mùa lũ, 3 tháng lớn nhất, dòng chảy 3 tháng nhỏ nhất và đường quá trình mực nước theo giờ trong 32 năm. Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu là mô hình MIKE 11 và mô hình SWAT. Kết quả tính toán dòng chảy từ mô hình SWAT sẽ là dữ liệu cho bộ thông số đầu vào của mô hình MIKE 11.

36

9

Hoàng Nguyễn Lịch Sa, Nguyễn Hồng Quân  – Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Ứng dụng lý thuyết nước ảo và dấu chân nước đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng nước lên sản phẩm tinh bột khoai mì tại khu vực tỉnh Tây Ninh

Nước ảo và dấu chân nước là một trong những công cụ đang được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng nước. Trong nghiên cứu này, mô hình tính toán nước ảo và dấu chân nước cho sản phẩm tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được xây dựng trên cơ sở kết hợp kết quả sử dụng phần mềm CROPWAT 8.0 trong tính toán nhu cầu tưới cây trồng, bao gồm 4 nhóm chỉ số: Khí tượng thủy văn, đặc tính đất, đặc tính cây trồng và kết quả điều tra trực tiếp 56 doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi khảo sát về sản lượng sản xuất, nhu cầu dùng nước, nước thải phát sinh và công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất. Kết quả cho thấy, tổng dấu chân nước của cây khoai mì ở khu vực Tây Ninh tương đương với mức trung bìnhcủa thế giới (2004) và thấp hơn 11,7% so với Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi. Tuy nhiên, tổng dấu chân nước của quá trình sản xuất tinh bột khoai mì ở Tây Ninh thấp hơn so với mức trung bình của các nước vào năm 1996. So với kết quả nghiên cứu năm 2009, dấu chân nước quá trình sản xuất khoai mì của Tây Ninh vẫn cao hơn một số nước như Thái Lan và Ấn Độ.

47

10

Hội thảo: “Thông tin Khí tượng Thuỷ văn phục vụ phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai”.

53

11

Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Ninh Thuận đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học.

54

12

Nhận định bổ sung xu thế thời tiết, thuỷ văn mùa đông xuân năm 2013-2014 (từ tháng 1 đến tháng 4/2014).

55

13

Tăng cường công tác Khí tượng Thuỷ văn tại Việt Nam.

56

14

 

15

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 12 năm 2013 (Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Tóm tắt tình hình môi trường không khí và nước tháng 9/2013

57

 

66

16

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 12/2013 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

68

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.