MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2000

Đăng ngày: 28-02-2020 File đính kèm
Số 480 * Tháng 12 năm 2000

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Nhận xét bước đầu về lũ lụt năm 2000 ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lê Bắc Huỳnh1, Bùi Văn Đức2, Phạm Văn Đức3

1Trung tâm quốc gia dự báo KTTV

2Vụ Khoa học Kỹ thuật

3Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ

Lê Bắc Huỳnh, Bùi Văn Đức, Phạm Văn Đức (2000), Nhận xét bước đầu về lũ lụt năm 2000 ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 480, 1-9.

Tóm tắt: Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, của hiện tượng La Nina và En Nino, tình hình khí tượng thủy văn trên thế giới, khu vực và ở nước ta trong 5-7 năm gần đây, cũng như trong năm 2000 có những diễn biến rất phức tạp. Thiên tai lớn, dị thường vượt qua những nhận thức hiện tại của con người đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn, gây hậu quả thật khó lường hết được, ngay cả ở những nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, công nghiệp phát triển. Thiên tai dị thường gây thiệt hại rất lớn đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới như ở Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Italia,... và nhiều nước châu Á như muốn cảnh báo với chúng ta phải cảnh giác đến mức cao nhất với những biểu hiện bất thường của bão mạnh, mưa, lũ, lụt lớn ở mọi miền đất nước. Việc cảnh báo, dự báo sớm những hiện tượng thời tiết, thủy văn dị thường là một trong những vấn đề đặc biệt khó khăn của khoa học, công nghệ thế giới hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu tìm hiểu và tiếp tục nhận thức về các hiện tượng thiên tai là rất cần thiết. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể chủ động hơn trong phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại ở nước ta, nơi thường xuyên chịu tác động rất mạnh của những hoạt động bất bình thường của thời tiết, của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chính trong bối cảnh thiên nhiên biến động đó, liên tiếp 2 năm. 1998, 1999, thiên tai quá lớn đã tác động đến mọi miền đất nước, đặc biệt, là miền Trung. Rồi năm 2000, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phải đương đầu với trận lũ lụt lớn nhất kể từ năm 1926 đến nay (kể từ khi có quan trắc thủy văn một cách hệ thống tại ĐBSCL), đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc tương đương lũ năm 1961, 1966; ngập lụt lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười. (ĐTM), tứ giác Hà Tiên và vùng lân cận, lớn hơn lũ lụt đặc biệt lớn năm 1978, 1996 khoảng 20 đến 60cm, có nơi nghiêm trọng hơn; lũ lụt đặc biệt lớn ở vùng tứ giác Long Xuyên (TGLX).

Từ khóa: ĐBSCL, Lũ lụt, thiên tai

1

2

Các vấn để đặt ra đối với công tác phục vụ KTTV sau trận lũ lịch sử năm 2000 ở ĐBSCL

Bùi Văn Đức1

1Vụ Khoa học Kỹ thuật Tổng cục KTTV

Tóm tắt: Trong năm 2000, thiên tai lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, bốn nước thuộc lưu vực sông Mê-công (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam) đều bị ảnh hưởng lớn và thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất bởi trận lũ năm 2000. Trong chuỗi số liệu 70 năm gần đây, chưa bao giờ trên lưu vực lại xảy ra lũ lớn trên diện rộng, ngập sâu và kéo dài như lũ năm 2000. Cả một vùng rộng lớn thuộc các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Long An và một số huyện lân cận thuộc tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long chìm trong biển nước. Hàng trăm người bị chết, hàng vạn người lâm vào cảnh màn trời chiếu nước, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị ngập, hàng vạn hec-ta lúa bị mất trắng, nhiều quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, mạng lưới giao thông nông thôn, cầu cống, trường học, cơ sở y tế... bị thiệt hại nặng nề. Không những thế, mưa dông, tố lốc tố xảy ra ở nhiều nơi phá sập hàng trăm ngôi nhà, lều trại trú lũ của dân cư các tỉnh Đồng Tháp, An Giang.

Để có thêm căn cứ khoa học nhằm điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, và hoàn thiện các giải pháp kiểm soát lũ, đảm bảo cho vùng ĐBSCL có đủ điều kiện phát triền nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội, nâng cao cuộc sống nhân dân, ổn định hướng tới xã hội văn minh trong điều kiện thựờng xuyên có lũ, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn thu thập đầy đủ những sliệu v thời gian xuất híện lũ, mức đỉnh lũ, hướng và tốc độ chảy toàn vùng ngập lũ phục phụ cho các ngành liên quan và các địa phương bị ảnh hưởng lũ [1].

Từ khóa: KTTV, lũ lịch sử, ĐBSCL

10

3

Ứng dụng hệ hiển thị GrADS vào việc vẽ bản đồ đường dòng cho dự báo thời tiết

Đỗ Ngọc Thắng1, Đào Kim Nhung1

1Trung tâm quốc gia dự báo KTTV

Tóm tắt: Từ năm 1997, Phòng clự báo thời tiết hạn ngắn thường xuyên sử dụng số liệu dự báọ của mô hình số trị toàn cẩu của Nhật Bản (JMA) như một nguồn thông tin tham khảo quan trọng. Trước tháng 8 năm 1998 đã dùng hệ số đồ thị SUFFER đễ hiển thị hầu như tất cả các sản phẩm số trị nói trên, trừ bản đồ đường dòng, vì chúng ta chưa có công cụ vẽ. Phần đường dòng phải vẽ bằng tay bổ sung vào bản đồ thời tiết.

Bản đồ đường dỏng có ý nghĩa vì nó hiển thị một cách trực quan dòng chuyển động bình lưu của các phần tử không khí, tức là gió, cho thấy rõ các vùng hội tụ, phân kỳ, mối liên hệ giữa các trung tâm tác động thời tiết trong hoàn lưu địa phương cũng như trong hoàn lưu lớn của khí quyển.

Trong quá trình nghiên cứu chạy thử mô hình dự báo số trị ETA của Nam Tư, chúng ta đã kết hợp nghiên cứu ứng dụng phần mềm GrADS để hiển thị thành công trường đường dòng. Từ tháng 8 năm 1998 bộ bản đồ thời tiết có phần phân tích trường đường dòng đã được chính thức khai thác, đưa vào nghiệp vụ.

Từ khóa: GrADS, vẽ bản đồ, đường dòng thời tiết

13

4

ENSO - các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam và công tác dự báo khí tượng hạn dài trong những năm gần đây

Phạm Đức Thi1

1Trung tâm quốc gia dự báo KTTV

Tóm tắt: Do vị trí địa lý và địa hình phức tạp, khí hậu ở Việt Nam biến động rất mạnh theo không gian và thời gian. Nhất là trong những năm gần đây, những biến động lớn của thời tiết trên phạm vi toàn cầu cùng với nhịp độ gia tăng của hiện tượng En Ninô và La Nina, các hiện tượng cực đoan đã xảy ra trên phạm vi toàn quốc, gây tác hại nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội, dân sinh và môi trường sinh thái.

Trong bài này, tác giả trình bày khái quát một số hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam trong những năm gần đây, và công tác dự báo khí tượng hạn dài ở Việt Nam.  

Từ khóa: ENSO, thời tiết cực đoan, hạn dài

21

5

Dự báo mưa lớn trước 3 - 4 ngày trên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình

Nguyễn Đức Hậu1

1Trung tâm quốc gia dự báo KTTV

Tóm tắt: Thiên tai lũ lụt trong mùa mưa-bão-lũ ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ luôn là một trong những mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong việc phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra thì dự báo sớm về các đợt mừa lớn có ý nghĩa quan trọng và là một yêu cầu cần thiết, không thể thiếu được để chủ động trong công tác điều hành đối phố với lũ lớn, hạn chế thiệt hại tới mức thấp nhất....

Từ năm 1999, để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ dự báo lũ, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu, xây dựng phương pháp dự báo mưa lớn thời hạn trước 3 - 4 ngày trên lưu vực hệ thống sông Hồng - Thái Bình, thử nghiêm phát tin dự báo trên mạng phục vụ BCĐPCLB TƯ. Để khách quan hoá và thực hiện thuận lợi trong nghiệp vụ, phương pháp phân tích dự báo này được xây dựng thành chương trình trên máy tính. Qua dự báo thử nghiêm trong 2 mùa mưa (1999 và 2000), kết quả cho thấy mức chính xác của chương trình có thể cho phép sử dụng đựợc trong nghiệp vụ.

Từ khóa: Dự báo mưa lớn, sông Hồng – Thái Bình

27

6

Khả nảng ứng dụng mô hình mưa rào-dòng chảy trong dự báo hạn vừa của quá trình lũ các sông chính ở Bắc Bộ

Nguyễn Lan Châu1

1Trung tâm quốc gia dự báo KTTV

Tóm tắt: Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình là hai hệ thống sông lớn, chi phối mọi hoạt động kinh tế của các tỉnh phía bắc nước ta. Mưa lũ trên hai hệ thống sông đã gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh-tế quốc dân. Sự phát triển của xã hội, công tác quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên nước, điều hành các công trình thủy điện và thủy nông, công tác phòng tránh lũ lụt giảm nhẹ thiệt hại, đặc biệt tình trạng khẩn cấp phải phân chậm lũ đòi hỏi cấp bách những người làm công tác dự báo thủy văn phải báo được tình hình lũ dài ngày hơn và chính xác hơn. Điều đó đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của dự báo thủy văn hạn vừa.

Ở Việt Nam, từ năm 1966 đến nay, dự báo thủy văn hạn vừa đã là khâu thường xuyên, quan trọng trong nghiệp vụ. Sản phẩm của dự báo thủy văn hạn vừa là các trị số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất trong 5 ngày của lưu lượng hoặc mực nước tại các trạm Hà Nội, Phả Lại (từ năm 1966), Hoà Bình (từ 1979), Thác Bà (từ 1982) và Yaly (từ 1993). Trong suốt 34 năm qua, công cụ chính để dự báo thủy văn hạn vừa là các biểu đồ kinh nghiệm đơn giản dạng Hmax = f(Hchân, Xtblv).

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và để đáp ứng yêu cầu cấp bách về hiện đại hoá công tác dự báo, đã tiến hành lựa chọn mô hình mưa rào- dòng chảy TANK để dự báo hạn vừa quá trình lũ các sông chính ở Bắc Bộ. Chính mô hình này đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong tính toán và dự báo dòng chảy ngày ở Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới (từ 1956-đến nay) và trong dự báo ngắn hạn (trước 24 giờ) quá trình lũ thượng lưu hệ thống sông Thái Bình ở Việt Nam từ năm 1997 đến nay.

Hơn nữa, cơ sở tạo khả năng ứng dụng mô hình TANK trong nghiệp vụ dự báo thủy văn hạn vừa ở nước ta là có thể khai thác hàng ngày mưa dự báo trong mạng Internet, tại Trung tâm Quốc gia dự báo KTTV của:

  • Trung tâm dự báo hạn vừa Châu Âu (ECMWF) (European Center for Medium Range Weather Forecast) với lượng mưa ngày dự báo trước 24h, 48h, 72h, 96h, 120h cho các vùng thuộc lưu vực sông Đà, Thao, Lô, Hồng, Thái Bình, Cầu, Thương, Lục Nam.
  • Số liệu GRIB của Nhật Bản do JMA (Japan Meteorological Agency, Tokyo) với lượng mưa ngày dự báo trước 24h, 48h, 72h cho vùng thuộc lưu vực sông Đà, Thao, Lố, Hồng, Thái Bình, Cầu, Thương, Lục Nam.

Từ khóa: mưa rào – dòng chảy, mô hình, hạn vừa

35

7

Các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến lòng sông hạ lưu sông Ba

Nguyễn Bá Uân1, Phạm Lộc2

1Đại học thủy lợi, Hà Nội

2 Đài KTTV khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt: Sông Ba chiêm một vị trí quan trọng đối với khu vực, có diện tích lưu vực lớn nhất, có nguồn nước dồi dào nhưng phân bố không đều, nhiều công trình thủy lợi thủy điện đã và sẽ được xây dựng. Đặc biệt, hạ lưu sông Ba là một vùng đồng bằng trù phú, dân cư đông đúc nhưng thường xuyên chịu hậu quả của diễn biến lòng sông, bờ sông trong mùa mưa, lũ dẫn đến đời sống và sản xuất của hàng chục vạn người sinh sống ở đây gặp nhiều khó khăn. Để tìm giải pháp giảm nhẹ hậu quả do diễn biến lòng sông gây nên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến diễn biến lòng sông ở hạ lưu sông Ba làm cơ sở tìm giải pháp chính trị có hiệu quả.

Từ khóa: sông Ba, lòng sông, hạ lưu sông

41

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.