Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2013

Đăng ngày: 01-09-2013
Số 633 * Tháng 9 năm 2013

STT

Tên bài

Trang

1

MÔ HÌNH DỰ BÁO LŨ SÔNG NGÒI THIA

TS. Nguyễn Kiên Dũng - Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV&MT

Qui chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ ban hành kèm theo Quyết định số 17/2011/QĐ-TTg ngày 14/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ qui định Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương chịu trách nhiệm thông báo lũ cho 22 vị trí thuộc các hệ thống sông chính trên toàn quốc trong khi nhu cầu dự báo lũ cho các lưu vực sông vừa và nhỏ phục vụ phòng chống thiên tai của các địa phương ngày càng nhiều.

Bài báo này giới thiệu việc ứng dụng mô hình TANK quen thuộc và đơn giản bổ sung thêm phần hồi quy và phương pháp xử lý sai số tức thời dự báo lũ cho lưu vực sông Ngòi Thia, một lưu vực vừa thuộc tỉnh Yên Bái để các Trung tâm khí tượng thủy văn địa phương và độc giả tham khảo. 

1

2

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGẬP LỤT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ThS. Lương Hữu Dũng, PGS.TS. Trần Hồng Thái - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

ThS. Hà Thị Thuận - Công ty Cổ phần Thiết bị Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường Việt Nam

ThS. Trần Quang Hợp - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bài báo này trình bày một phần kết quả nghiên tính toán, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến ngập lụt của Thành phố Cần Thơ - nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngập lụt ở đây sẽ chịu ảnh hưởng bởi tổ hợp yếu tố lũ thượng nguồn và thủy triều. Kết quả tính toán diễn biến ngập lụt các phương án được dựa trên tổ hợp giữa lũ thượng lưu, mưa nội đồng và mực nước biển dâng vùng hạ lưu theo các kịch bản nước biển dâng.

7

3

BIẾN ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC

Lê Hoài Nam, Phạm Mạnh Tài - Trung Tâm Tư vấn và Công Nghệ Môi Trường - Tổng Cục Môi Trường

 Hà Quang Hải - Trường Đại học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Nhiều nghiên cứu được công bố đã khẳng định rằng, mực nước biển dâng đã xảy ra tại hầu hết khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vùng biển Phú Quốc cũng nằm trong quy luật tăng chung như vậy. Để làm sáng tỏ xu thế biến đổi mực nước biển tại vùng biển Phú Quốc, tác giả đã tiến hành xử lý thống kê và chuẩn hóa chuỗi dữ liệu đo mực nước biển trong thời kỳ 1979-2010. Kết quả xử lý thống kê ở độ tin cậy 98% cho thấy, mực nước biển tại khu vực đang tăng với tốc độ trung bình là 2,44 mm/năm. Thực tế từ số liệu thực đo cũng chỉ ra rằng, mực nước biển đã dâng lên 7,7 cm trong vòng 32 năm qua, trong đó trước năm 1993, mực nước biển (MNB) trung bình năm có xu hướng giảm nhẹ, song sau năm 1993, MNB lại có xu hướng dâng lên rất nhanh với gia tốc 3,16 mm/năm. Kết quả trên phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố tại vùng Vịnh Thái Lan, cũng như vùng lân cận. Điều đó sẽ là cơ sở quan trọng trong việc dự báo MNB dâng tại Phú Quốc trong tương lai.

12

4

ẢNH HƯỞNG CỦA ENSO ĐẾN MỘT SỐ CHỈ SỐ KHÍ HẬU CỰC TRỊ NHIỆT Ở VIỆT NAM

ThS. Đỗ Huy Dương, ThS. Dư Đức Tiến - Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc Ảnh gia

Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO tới các cực trị nhiệt của các vùng khí hậu ở Việt Nam thông qua xem xét dị thường của các chỉ số TXx, TNx, TXn, TNn, DTR và biến động ENSO. Sự biến động của ENSO được tính thông qua chỉ số MEI-một chỉ số đa biến kết hợp từ 6 biến quan trắc trên Thái Bình Dương. Kết quả cho thấy dị thường của các cực đó có xu thế thay đổi ngược với quá trình mạnh lên hay yếu đi của El Nino còn trong những tháng La Nina, biến đổi của các chỉ số có xu thế tăng giảm cùng chiều so với tăng giảm của MEI, thời kì La Nina mạnh lên có khả năng xuất hiện thêm các tối thấp, giảm tối cao và tăng biên độ nhiệt ngày. Trong thời kì El Nino và La Nina, khả năng xảy ra dị thường âm vượt chuẩn cao hơn nhiều so với dị thường dương.

19

5

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ NGẬP LỤT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG

ThS. Hoàng Văn Đại - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

ThS. Hà Thị Thuận - Công ty Cổ phần Thiết bị Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường Việt Nam

ThS. Trần Quang Hợp - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Hải Phòng là thành phố nằm trong vùng cửa sông, ven biển với chiều dài hơn 125km bờ biển và hải đảo. Trong những năm gần đây, Hải Phòng luôn phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn mà gần đây phải kể đến là cơn bão số 6 và số 7 năm 2013, với lượng mưa khá lớn kết hợp với triều cường làm cho thành phố Hải Phòng gây nên tình trạng ngập lụt, sạt lở các tuyến đê, kè.Đồng thời trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, những nguy cơ về ngập lụt trong tương lai sẽ có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn.Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về tác động của nước dâng do tổng cộng do biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) do bãođến tình trạng ngập lụt của TP.Hải Phòng. Qua đó cho thấy vào năm 2100 có 19,2% tổng diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt khi có tác động của nước dâng do BĐKHvà  nước dâng do bão với chu kỳ lặp 50 năm.

26

6

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TRƯỜNG MÂY BÃO CỦA CÁC CƠN BÃO ĐỔ BỘ VÀO VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Viết Thắng, CN. Bùi Hồng Trang - Đài Khí tượng Cao không

Cường độ bão có quan hệ mật thiết với hình dạng, kích thước của mắt bão và mắt bão có quan hệ mật thiết với cấu trúc dải mây xoắn. Do đó, việc xác định cấu trúc trường mây cuả các cơn bão đổ bộ vào nước ta có ý nghĩa lớn trong việc xác định vị trí tâm mắt bão. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, xác định và phân loại cấu trúc của các dải mây xoắn liên quan đến các dạng mắt bão khác nhau, trên cơ sở sử dụng số liệu radar thời tiết quan trắc của 32 cơn bão từ năm 1998-2011.

31

7

ĐÁNH GIÁ DƯ LƯỢNG CỦA TRIBUTYLTIN TRONG BÙN LẮNG TẠI KHU VỰC CẢNG THUỘC HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN

Từ Thị Cẩm Loan, Hoàng Thị Thanh Thủy - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh          

Từ nhiều thập kỷ trước, Tributyltin (TBT) đã được sử dụng rộng rãi như chất diệt nấm trong trong sơn chống hà bảo vệ thành tàu. Tuy nhiên, do độc tính của nhóm chất này nên TBT cũng là một chất ô nhiễm bền trong môi trường tự nhiên. Chỉ một hàm lượng rất nhỏ TBT cũng có thể  gây tác hại cho sinh vật biển và con người, chẳng hạn như gây biến đổi giới tính ở động vật chân bụng, biến dạng vỏ ốc, gây chảy máu mũi, viêm mũi. Chính vì vậy, việc khảo sát và đánh giá sự phân bố TBT tại các khu vực cảng là điều cần quan tâm do các tàu thuyền thường sử dụng sơn chống hà có chứa TBT.

Bài báo trình bày các kết quả khảo sát sự ô nhiễm do TBT tại các cảng thuộc vùng hạ lưu sông Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu cho thấy TBT đã phát hiện được với tỷ lệ 88% trong tổng số mẫu bùn lắng đã được thu thập vào hai mùa (mùa khô và mùa mưa) tại các khu vực cảng. Hàm lượng TBT ở khu vực cảng Tân Cảng, Ba Son và cảng Sài Gòn dao động tương ứng 13,4 - 26,0; 4,15 - 156 và 2,57 - 164 ng/g trọng lượng khô. So với kết quả nghiên cứu trước đây vào năm 2003, hàm lượng TBT đã tăng lên từ 1,08 đến 3,09 lần. Điều này cho thấy là các tàu thuyền lưu thông tại khu vực nghiên cứu vẫn sử dụng sơn có chứa TBT mặc dù vào tháng 10 năm 2001 Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đưa ra quyết định cấm sử dụng loại sơn này.

37

8

THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH LŨ LỤT TẠI HAI HUYỆN ĐẠ TẺH VÀ CÁT TIÊN TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Trần Xuân Hiền - Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng

42

9

VỀ VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA TRẠM QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG

Nguyễn Văn Hải

Các trạm quan trắc khí tượng ở Việt Nam cũng như ơ nhiều nước trên thế giới từ khi thành lập đến nay đã có nhiều thay đổi về vai trò, chức năng cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, những thay đổi này chưa được tính đến trong quá trình phát triển, nhất là trong quy hoạch mạng lưới. Bài báo này bàn về những thay đổi về vai trò, chức năng của các trạm quan trắc khí tượng và đưa ra một số đề nghị giải quyết những bất hợp lý trong các văn bản pháp lý và kỹ thuật liên quan đến trạm quan trắc khí tượng ở Việt Nam.

45

10

Ngọc Hà: Trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

49

11

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 8 năm 2013

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

51

12

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 8 - 2013 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

64

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.