Theo thông tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (KTTVQG), từ tháng 5-8/2024, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam và từ Phú Yên đến Bình Thuận. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long tiếp tục ở mức cao hơn TBNN, cao hơn năm 2023. Từ nay đến hết mùa hạ mát năm 2024, khả năng xuất hiện từ 3-4 đợt xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các đợt xâm nhập mặn tăng cao tập trung trong các thời kỳ từ 8-12/4, từ 25-29/4 và từ 7-11/5.

Trao đổi về tình hình thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của người dân, ông Ngô Tiền Giang, Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ KTTV đã có những nhận định.

Ông Ngô Tiền Giang, Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ KTTV

PV: Ông có dự báo gì về tình hình Elnino của năm 2024, nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng của thời tiết thì ông có khuyến cái gì?

Theo thông tin cập nhật từ trung tâm dự báo KTTVQG. Dự báo Elnino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024 với xác suất 80 đến 85 %. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2024 dự báo ENSO sẽ khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác xơ 60 - 65%.

Nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5 - 1,5 độ, đặc biệt trong các tháng mùa hè. Nắng nóng tiếp tục có khả năng xuất hiện nhiều đợt hơn và gây gắt hơn so với TBNN. Phân bố nắng nóng tập trung nhiều từ tháng bốn đến tháng tám tại khu vực Bắc bộ và Trung bộ.

Mùa lũ trên các sông suối khu vực Bắc bộ ít có khả năng đến sớm. Dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên Sông Đà thiếu hụt từ 30 - 40 % so với TBNN.

Những tháng cuối năm 2024: Nhiệt độ trung bình tại các khu vực có xu hướng xấp xỉ TBNN. Lượng mưa các khu vực phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực Trung Bộ, trong các tháng chính của mùa mưa (từ tháng 9-11/2024) có xu hướng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Các đợt mưa lũ vừa, lớn trên các sông ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên có khả năng xuất hiện vào nửa cuối mùa lũ năm 2024.

Tác động chủ yếu đối với nông nghiệp vẫn là hạn, mặn; lũ có khả năng muộn. Do đó: thời vụ vụ mùa đến sớm hơn tránh lũ cuối vụ, xem xét các khu vực nguy cơ thiếu nước, nếu cuối vụ xuân không tích đủ nước thì nên chuyển đổi đối tượng trồng trọt.

PV: Từ góc độ của mình, ông có dự báo gì về những tác động của thời tiết đến một số vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, như tại Tây Nguyên nhiều địa phương lo ngại năng suất có thể giảm từ 35-40% bởi khô hạn. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này như nào?

Hiệu quả của một vụ sản xuất phụ thuộc vào mức độ chống chịu với tác nhân chính nhất trong vụ. Các tác động thường có tính tích lũy, đồng thời trong suốt quá trình sản xuất (vụ) các tác động cực đoan đều có thể xảy ra, thậm chí nếu không chủ động phòng chống sẽ có khả năng không cho thu hoạch.

-Thời tiết: Hiện tại, ở khu vực Tây Nguyên dung tích các hồ chứa thủy lợi đạt từ 43-60% dung tích thiết kế (DTTK), thấp hơn khoảng 6% so với TBNN, các hồ chứa thủy điện đạt từ 23-74% DTTK ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN khoảng 5%. Nhận định mưa tháng 4/2024 ở khu vực Tây Nguyên xuất hiện các đợt mưa dông, tuy nhiên tổng lượng mưa tháng ở mức thiếu hụt so với TBNN phổ biến từ 50-60% và dòng chảy đến các hồ khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 10-15% so với TBNN.

Năng suất thu hoạch cà phê có xu hướng giảm (Nguồn ảnh: Báo nông nghiệp)

-Cây cà phê: Cơ bản cà phê đang trong giai đoạn tăng trưởng kích thước quả (chủ yếu tăng khối lượng tươi - tăng nhanh kích thước quả và vỏ trấu - định hình kích thước hạt). Giai đoạn này có tính quyết định đến kích cỡ nhân, yếu tố quan trọng khi đánh giá chất lượng, phẩm chất nhân sau này. Đối với Tây Nguyên hầu hết các diện tích hiện nay, theo báo cáo nhanh từ mạng lưới quan trắc, buổi tối cây cà phê tươi tỉnh, buổi trưa nắng lá héo, vàng; nếu hạn tiếp cà phê sẽ rụng quả, rụng lá dẫn đến chết cây.

Hạn nông nghiệp (đặc biệt cho cà phê) khu vực Tây Nguyên tiếp tục diễn ra, đặc biệt nghiêm trọng đối với khu vực ca vùng cấp nước của công trình thủy lợi. Vì vậy kích cỡ nhân không ổn định, thường nhân nhỏ không đồng đều, hay rụng quả (do sự cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng của quả) làm hạn chế năng suất.

Kết hợp giữa nhu cầu hiện tại, thông tin dự báo và tình hình thiếu nước, chúng tôi cho rằng lo ngại của các địa phương hoàn toàn có cơ sở và có khả năng xảy ra.

Tạp chí KTTV