Hội nghị các đối tác phát triển ngành KTTV tại Việt Nam

Đăng ngày: 19-09-2019 | Lượt xem: 1394
Chiều ngày 18/9, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức Hội nghị các đối tác phát triển ngành Khí tượng thủy văn tại Việt Nam. Mục tiêu của Hội nghị là tạo ra cơ hội đối thoại giữa các đối tác phát triển đang thực hiện hoặc thiết kế các dự án hỗ trợ cho Tổng cục KTTV tại Việt Nam, từ đó trao đổi, chia sẻ thông tin, tránh trùng lặp các nguồn lực hỗ trợ, tối ưu hóa sự phối hợp giữa các hoạt động đang và sẽ thực hiện, đảm bảo xây dựng năng lực phục vụ các hoạt động tác nghiệp bền vững. Ngoài ra, Hội nghị cũng là cơ hội để thảo luận

 

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Lê Công Thành phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Lê Công Thành; Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, ông Trần Hồng Thái; Phó Tổng cục trưởng, ông Hoàng Đức Cường, ông La Đức Dũng. Về phía các nhà tài trợ có Ngài Antonio Tedesco, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Italia tại Việt Nam; Bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc Điều hành hoạt động dự án WB tại Việt Nam; Ông Matti Tervo, Tham tán Kinh tế và Phát triển, Đại sứ quán Phần Lan. Hội nghị còn có Đại diện Đại sứ quán Anh; Đại sứ quán Italia; Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Tổ chức Hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai (RIMES); Đại diện phía Hàn Quốc; Cùng các cơ quan Bộ, Ban, Ngành và một số Doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực KTTV tại Việt Nam.

 

Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, ông Trần Hồng Thái phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết, nhìn lại những kết quả ngành khí tượng thủy văn 5 năm trở lại đây, có thể khẳng định sự trao đổi, hợp tác giữa Tổng cục KTTV và các đối tác phát triển không ngừng được tăng cường, mang lại những hiệu quả tích cực, tốt đẹp.

Tổng cục trưởng nhấn mạnh, kết quả thực hiện “Chiến lược phát triển ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đến năm 2020” đang thể hiện rõ nét trong sự phát triển từng ngày của hệ thống KTTV trên toàn quốc. Mạng lưới radar hiện tại được trang bị với 10 radar, trong đó có 7 radar được lắp đặt trong 2 năm vừa qua, mạng lưới định vị sét hoàn chỉnh 18 trạm trên cả nước, hệ thông tích hợp dữ liệu, hệ thông siêu máy tính đang được hoàn thiện đi vào vận hành…Tuy nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu về phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành Khí tượng thủy văn còn cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giai đoạn 10 – 20 năm tới.

Thông qua Hội nghị, Tổng cục KTTV mong muốn nhận được sự hỗ trợ và tăng cường hợp tác hơn nữa với các đối tác truyền thông với các đối tác truyền thống như Chính phủ Phần Lan, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Vương quốc Anh, Ngân hàng thế giới,... góp phần vào công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam, cũng như tạo tiền đề để Ngành Khí tượng Thủy văn phát triển lớn mạnh và đóng góp nhiều hơn nữa vào các hoạt động của cộng đồng khí tượng thủy văn trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Lê Công Thành nhấn mạnh, cần phải đánh giá được hiện trạng của ngành KTTV, xác định được những gì đang có và những vấn đề còn thiếu hụt, từ đó xây dựng được một chiến lược phát triển cụ thể, có chiều sâu trong giai đoạn từ nay cho tới 2030 tầm nhìn tới 2050. Cần tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để phát triển, hiện đại hóa ngành KTTV.

Để giải quyết những thách thức và hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành KTTV, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị, bản thân những cán bộ làm trong ngành cần phải chủ động hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, dám nghĩ dám làm, đưa ra nhiều các giải pháp đột phá, thậm chí có thể là các giải pháp có sự khác biệt đáng kể với các giải pháp truyền thống. Đồng thời, phải tranh thủ và mở rộng được các đối tác phát triển, hỗ trợ về mặt công nghệ, giải pháp kỹ thuật, nâng cao năng lực và hỗ trợ tài chính. Đồng thời, cần mở rộng các đối tượng sử dụng, không chỉ các đối tác truyền thống, các đơn vị nhà nước mà cần phải mở rộng cho các đối tác tư nhân, các tổ chức phi Chính phủ và các đối tác là các công ty nước ngoài.

 

Bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc danh mục đầu tư quốc gia (World Bank) phát biểu tại Hội nghị

Bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới cho biết, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường; trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Thiên tai, các hiện tượng thời tiết ngày càng diễn biến bất thường, khó lường. Việc nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo để đối mặt với các thách thức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, các dự án hợp tác giữa WB và Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống chịu của người dân và chính phủ với biến đổi khí hậu, thiên tai mang lại.

Cùng trong hội nghị, các đại biểu tham dự đã nghe báo cáo hiện trạng và tầm nhìn trong tương lai để hiện đại hóa dịch vụ khí tượng thủy văn và khí hậu tại Việt Nam.

 

Đại sứ Quán Italia tại Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

 

Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

 

Quang cảnh Hội nghị

Bài và ảnh: Mỹ Linh

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: