Biến đổi khí hậu và Tài nguyên nước

Đăng ngày: 13-03-2020 | Lượt xem: 8360
Biến đổi khí hậu do con người gây ra, cũng như những thay đổi của khí hậu xảy ra tự nhiên, gây ra những hiện tượng như El Niño và La Niña, đều có ảnh hưởng lớn đến nước.

Ảnh minh họa. Nguồn WMO

Biến đổi khí hậu đang khiến vòng tuần hoàn nước xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ bay hơi. Nhìn chung, bốc hơi nhiều sẽ gây ra mưa nhiều hơn. Tốc độ bay hơi và lượng mưa cao hơn lại không được phân bố đều trên toàn thế giới. Một số khu vực có thể hứng chịu lượng mưa lớn hơn bình thường, trong khi đó, các khu vực khác có thể dễ dang phải trải qua hạn hán, vì vị trí hiện tại của vành đai mưa và sa mạc sẽ thay đổi theo sự biến đổi của điều kiện khí hậu.

Do đó, các hiểm họa liên quan đến nước như hạn hán và lũ lụt đang trở nên nghiêm trọng hơn, và một phần lớn của lượng mưa hàng năm hiện đang tập trung và các đợt mưa lớn thay vì trải đều ôn hòa trong suốt cả năm.

Ở nhiều nơi trên thế giới, hình thái mưa theo mùa đang trở nên thất thường hơn, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và nông nghiệp, cũng như sinh kế của hàng triệu người gắn liền công việc và cuộc sống của mình với đồng ruộng.

Theo Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khu vực nông thôn dự kiến sẽ bị chịu tác động lớn của nguồn cung cấp nước, an ninh lương thực, cơ sở hạ tầng và thu nhập từ nông nghiệp, bao gồm cả sự hoán đổi giữa các khu vực sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp do biến đổi khí hậu.

Ở khu vực thành thị, biến đổi khí hậu được dự đoánsẽ làm gia tăng rủi ro cho người dân, tài sản, nền kinh tế và hệ sinh thái, bao gồm những rủi ro do bão và mưa lớn gây ra, lũ lụt tại khu vực ven biển và sâu trong đất liền, sạt lở đất, hạn hán, khan hiếm nước, nước biển dâng và nước dâng do bão.

Hầu hết các con sông và vùng nước ngọt trải rộng vượt qua biên giới giữa các quốc gia và quyết định của một quốc gia về quản lý tài nguyên nước thường có nhiều ảnh hưởng đối với các quốc gia khác. Chính điều đó làm cho nước trở thành nguồn cơn tiềm tàng cho cả hòa bình lẫn xung đột giữa các quốc gia láng giềng.

Chưa hết, nhiều quốc gia thiếu khả năng giám sát và phân tích dữ liệu liên quan. Điều này có nghĩa là các quyết định về các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đập hoặc nhà máy thủy điện cũng như quy hoạch đô thị thường được đưa ra trên cơ sở thông tin lỗi thời hoặc không đầy đủ.

Hành động của WMO

Cơ sở dữ liệu và thông tin khí hậu làm nền tảng cho quản lý nguồn cung cấp nước mặt và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Điều này bao gồm các tính toán về tần suất và thời gian của những đợt mưa lớn, lượng mưa lớn nhất có thể và dự báo lũ. Cơ sở dữ liệu hàng tuần, theo mùa và hàng năm và ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương, đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Do đó, Khung kế hoạch toàn cầu về Dịch vụ Khí hậu của WMO coi nước là một trong những ưu tiên hàng đầu và tìm cách thúc đẩy phép tiếp cận Quản lý Tài nguyên Nước tích hợp toàn diện như là cách tốt nhất hướng tớiquản lý và phát triển bền vững, hiệu quả các nguồn nước đang dần cạn kiệt trên toàn thế giới và để đối phó với các nhu cầu đang dần bị xung đột.

WMO và Hiệp hội Đối tác Nước Toàn cầu xây dựng trên các sáng kiến ​​hiện có, bao gồm các chương trình tích hợp về quản lý lũ lụt và hạn hán. Một cách tiếp cận tích hợp, liên ngành để quản lý tài nguyên nước giữ vai trò quan trọng bởi vì đầu tư cho nước được phủ khắp trên nhiều tổ chức và các cấp chính quyền.

Biên tập: Tạp chí KTTV

(Nguồn: https://worldmetday.wmo.int/)

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: