Đong đếm từng hạt mưa

Đăng ngày: 13-03-2020 | Lượt xem: 6399
Chúng ta không thể quản lý những gì mà chúng ta không quan trắc nó. Do vậy, thu thập và chia sẻ dữ liệu nước là cơ sở giám sát và dự báo thủy văn, và các dịch vụ cảnh báo sớm về lũ lụt và hạn hán.

Ảnh minh họa. Nguồn WMO

Các chính sách về lũ lụt và hạn hán chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi có dữ liệu và mô hình để đánh giá tần suất và mức độ của các hiện tượng cực đoan này. Quá trình hướng tới các mục tiêu như cải thiện hiệu quả sử dụng nước chỉ có thể thực hiện được khi có các hoạt động quan trắc và giám sát nguồn nước mặt, nước ngầm và tại các hồ chứa.

Dữ liệu và thông tin thủy văn có thể giúp trả lời các câu hỏi như:

- Trữ lượng, chất lượng và phân bổ tài nguyên nước trên toàn lãnh thổ của từng quốc gia, từng lưu vực sông và tiểu lưu vực là bao nhiêu? Tiềm năng phát triển liên quan đến tài nguyên nước là gì? Tài nguyên nước hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu thực tế, bao gồm cả các nhu cầu của hệ sinh thái không?

- Phải làm thế nào để lập kế hoạch, thiết kế và vận hành các dự án liên quan đến nguồn nước, bao gồm các dự án xây dựng thủy lực, các công trình thủy điện, giao thông thủy, hệ thống thủy lợi và thoát nước, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, an toàn vệ sinh nguồn nước, và phục hồi dòng sông?

- Các hoạt động quản lý tài nguyên nước tác động như thế nào đến môi trường, nền kinh tế và xã hội? Làm thế nào để có thể xây dựng chiến lược quản lý bền vững?

- Làm thế nào để bảo vệ con người, tài sản và hệ sinh thái khỏi các mối nguy liên quan đến nước, đặc biệt là lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm nguồn nước?

- Làm thế nào để có thể phân bổ nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng cạnh tranh, kể cả các nhu cầu trong nước và xuyên biên giới?

- Làm thế nào để đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu?

- Làm thế nào để xây dựng các chính sách giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu? Làm thế nào để đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên nước?

Hành động của WMO

WMO định hướng các hoạt động thông qua Sáng kiến Cơ sở Dữ liệu Nước Thế giới, dưới sự dẫn đầu của chính phủ Úc, hỗ trợ các quốc giatrong việc phát triển các chính sách liên quan đến nước nhằm cải thiện việc tiếp cận và sử dụng dữ liệu nước hiệu quả.

WMO HydroHub - Cơ sở hỗ trợ thủy văn toàn cầu cung cấp danh mục tài liệu chuyên môn phục vụ cácquốc gia thành viên WMO, từ khoa học đến công nghệ đến các dịch vụ sẵn có để hỗ trợ các tổ chức/cá nhântừ các ngành kinh tế khác nhau sử dụng dữ liệu và dịch vụ khí tượng thủy văn theo nhu cầu của mình. Những kết nối này giúp tăng cường nền tảng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn được xây dựng và quản lý bằng các công nghệ và phương pháp tiếp cận mang tính đột phá, để hỗ trợ các thành viên WMO trong việc ra quyết định liên quan đến tài nguyên nước.

HydroSOS - Hệ thống quát sát và đánh giá hiện trạng thủy văn toàn cầu sẽ theo dõi và dự báo các điều kiện thủy văn nước ngọt toàn cầu. Hoạt động của hệ thống toàn cầu này sẽ cho phép báo cáo thường xuyên về tình trạng thủy văn toàn cầu, bao gồm cả nguồn nước ngầm, dòng chảy của sông và độ ẩm của đất; từng đánh giá về hiện trạng khác biệt đáng kể của một khu vực nào đó so với ‘điều kiện bình thường’, ví dụ như chỉ ra các tình huống hạn hán và lũ lụt tiềm tàng; và các đánh giá những vấn đề hạn hán hay lũ lụt này có khả năng được cải thiện hay tồi tệ hơn trong nhiều tuần hay nhiều tháng tới.

Con số thực tế

Dự tính đến năm 2050, dân số trên trái đất sẽ đạt 9.7 tỷ người.

Biên tập: Tạp chí KTTV

(Nguồn: https://worldmetday.wmo.int/)

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: