Mưa lũ và sạt lở đất đe doạ 100.000 người tị nạn Rohingya ở Bangladesh

Đăng ngày: 13-03-2018 | Lượt xem: 1155
(TN&MT) - Những người tị nạn Rohingya sống trong những khu ổ chuột trên những ngọn đồi dốc đứng ở miền Nam Bangladesh cầu nguyện những túi cát để bảo vệ những sườn núi sẽ trụ được...

Mohammed Hares, 18 tuổi cho biết: "Những túi cát giúp sườn núi an toàn hơn, nhưng chúng sẽ không giữ được lâu nếu lượng mưa thực sự lớn". Những vết nứt đã hình thành trong lớp bùn đóng kín ở nơi anh sống.

Gần 700.000 người Hồi giáo gốc Rohingya đã trốn sang Bangladesh từ tháng 8 năm ngoái để thoát khỏi cuộc đàn áp quân sự ở nước láng giềng Myanma. Hầu hết số người này bây giờ sống trong những ngôi nhà tạm mỏng manh, bằng tre hoặc nhựa trên những ngọn đồi rừng.

Bangladesh bị bão tàn phá, trong khi đó các trại của người Rohingya lại tập trung ở một phần của quốc gia có lượng mưa lớn nhất này. Mô hình điện toán của Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho thấy hơn 100.000 người tị nạn sẽ bị đe dọa do lở đất và lũ lụt trong đợt gió mùa sắp tới.

Theo Cục Khí tượng Bangladesh, mưa thường bắt đầu vào tháng 4 và cao điểm vào tháng 7.

Theo UNHCR, ở Kutupalong-Balukhali, nơi có số lượng trại tạm thời lớn nhất, một phần ba diện tích đất có thể bị ngập nước, khiến hơn 85.000 người tị nạn vô gia cư. 23.000 người tị nạn khác sống trên sườn dốc có nguy cơ sạt lở đất.

Người phát ngôn của UNHCR, Caroline Gluck cho biết UNHCR, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Chương trình Lương thực Thế giới đang sử dụng máy ủi lên mức 123 mẫu Anh tại trại Kutupalong-Balukhali ở phía Bắc nhằm làm cho khu vực này an toàn hơn.

Một người đàn ông đi qua những bộ quần áo rách rưới bị người tị nạn Rohingya vứt bỏ tại trại tị nạn Kutupalong ở Bangladesh, ngày 12/2/2018. Ảnh: Andrew RC Marshall

IOM đang đặt các thiết bị loại bỏ mảnh vụn và phân công đội ngũ làm việc trong các trại, cố gắng để cải thiện đường xá và ổn định độ dốc. Đồng thời, thiết lập các trung tâm điều trị tiêu chảy khẩn cấp và hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ và đào tạo sơ cứu.

Bộ trưởng Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai Bangladesh Shah Kamal cho biết chính phủ đã làm việc với LHQ để di chuyển 133.000 người sống ở các khu vực có nguy cơ cao đến nơi khác. Bộ trưởng cũng công bố một trạm phát thanh sử dụng ngôn ngữ Rohingya sẽ hoạt động như một hệ thống cảnh báo thiên tai.

Các quan chức chính phủ Bangladesh từng nói với Reuters rằng họ đang thúc đẩy kế hoạch biến một hòn đảo không có người ở Vịnh Bengal thành một khu nhà tạm thời cho người Rohingya và di chuyển 100.000 người tị nạn ở đó trước gió mùa.

Lũ lụt làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Nó cũng có thể đe dọa việc tiếp cận với các cơ sở y tế, làm cho họ khó tiếp cận và phục hồi. Nhà vệ sinh, nơi giặt đồ và đường ống cũng có thể bị ngập lụt.

Nguy cơ sạt lở đất càng trầm trọng hơn khi những gia đình người tị nạn cần củi để nấu ăn. Cây cối bị chặt để nhường chỗ cho những người tị nạn – những người cũng đào rễ cây để lấy củi, làm cho sườn dốc yếu hơn và dễ bị sụp đổ.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: