Sóng nhiệt “càn quét” châu Âu; lũ lụt hủy diệt Bangladesh

Đăng ngày: 24-07-2019 | Lượt xem: 4053
Sóng nhiệt sẽ tiếp tục tấn công nhiều nơi ở châu Âu trong tuần này, trong khi đó, tại Bangladesh, một số khu vực đang phải vật lộn để ứng phó với những trận mưa lớn liên tục gây lũ lụt và phá hủy trên diện rộng.

Sóng nhiệt trên khắp châu Âu

Phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ, một phát ngôn viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết Đức và các nước Benelux (tên một vùng trong châu Âu gồm 3 nước lân cận nhau là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg – PV) có thể sẽ trải qua ngày nóng nhất vào ngày 25/7, và phải trải qua nắng nóng trên 40 độ C.

Một số vùng của Pháp đã lập kỷ lục về lượng mưa thấp nhất, và tại vùng Bordeaux-Merignac, nhiệt độ qua đêm không giảm xuống dưới 24,9 độ C. Cả Pháp và Thụy Sĩ đều ban bố hệ thống cảnh báo khẩn Amber (hệ thống Báo Động - Phát Thanh Truyền Hình Ứng Cứu Khẩn Cấp) cấp độ 3 trong thời gian 4 ngày, điều đó có nghĩa là tăng khả năng gián đoạn giao thông do đóng cửa đường bộ và đường sắt, và rủi ro cho sức khỏe.

Sóng nhiệt “càn quét” châu Âu
Sóng nhiệt “càn quét” châu Âu

Ở Tây Ban Nha, Cơ quan thời tiết quốc gia cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn cao đối với các khu vực rộng lớn trong nước, trong khi Bồ Đào Nha đang phải hứng chịu những trận cháy rừng nghiêm trọng, với diện tích tăng 2.000 ha mỗi ngày.

Phát ngôn viên của WMO cho biết các sự kiện thời tiết cực đoan vẫn đang tiếp tục, và sóng nhiệt bắt đầu sớm hơn, ngày càng phổ biến và dữ dội hơn.

Các cảnh báo sau một ngày cuối tuần đầy biến động ở Mỹ, nơi kỷ lục nắng nóng được ghi nhận tại một số địa điểm, bao gồm Atlanta, New Jersey và sân bay JFK của New York.

Lũ lụt hủy diệt Bangladesh trên diện rộng

Trái ngược với thời tiết nắng nóng ở một số nước của châu Âu, tại Bangladesh, một phần của đất nước - bao gồm trại tị nạn Cox’s Bazar - đang phải vật lộn để đối phó với những trận mưa lớn liên tục gây ra lũ lụt và phá hủy trên diện rộng.

Trong một tuyên bố vào ngày 23/7, phát ngôn viên của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết cơ quan này đã hỗ trợ hơn 11.000 người tị nạn bị ảnh hưởng bởi mưa và lũ lụt trong 2 tuần đầu tháng 7, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũ lụt tàn phá Bangladesh trên diện rộng
Lũ lụt tàn phá Bangladesh trên diện rộng

Các trại tị nạn đã bị ảnh hưởng bởi hàng trăm vụ lở đất do mưa bão, và các đội kỹ thuật của WFP đã cố gắng giữ sườn dốc chắc chắn và xây dựng hệ thống thoát nước. Nhờ vào những nỗ lực của họ, các trại giờ đây đã an toàn hơn nhiều so với trước đây.

Ứng phó với lũ lụt đã cải thiện hơn so với năm 2018 và nửa sau của mùa mưa ở Bangladesh vẫn còn ở phía trước.

Theo Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: