Tám năm ấm nóng lịch sử được ghi nhận cho thấy tác động ngày càng mạnh mẽ của biến đối khí hậu (phần đầu)

Đăng ngày: 06-11-2022 | Lượt xem: 1765
Tám năm qua đang trên đà trở thành tám năm ấm nhất được ghi nhận, được gây ra bởi nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng và nhiệt độ cao.

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới về Khí hậu Toàn cầu năm 2022, những đợt nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán và lũ lụt kinh hoàng đã ảnh hưởng đến hàng triệu người và thiệt hại hàng tỷ USD trong năm nay. Các dấu hiệu và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tốc độ nước biển dâng đã tăng gấp đôi kể từ năm 1993. Nó đã tăng gần 10 mm kể từ tháng 1 năm 2020 lên mức cao kỷ lục mới trong năm nay. Chỉ riêng trong hai năm rưỡi qua đã chiếm 10% tổng mức tăng mực nước biển kể từ khi các phép đo mực nước bắt đầu gần 30 năm trước. Năm 2022 là năm chứng kiến một hiện tượng đặc biệt nghiêm trọng với các sông băng ở dãy núi Alps ở châu Âu khi thấy những dấu hiệu ban đầu về sự tan chảy kỷ lục. Tảng băng ở Greenland bị thu nhỏ kích thước trong 26 năm liên tiếp và mưa xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 9.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2022 hiện được ước tính là cao hơn khoảng 1,15 [1,02 đến 1,28] độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900. La Niña làm khí hậu trở nên mát hơn nghĩa là năm 2022 có khả năng "chỉ" ấm nhất đứng thứ năm hoặc thứ sáu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa xu hướng ấm lên thay đổi, giờ chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi có một năm ấm nhất khác được ghi nhận.

Do đó, sự nóng lên vẫn tiếp tục. Mức trung bình 10 năm cho giai đoạn 2013-2022 được ước tính là 1,14 [1,02 đến 1,27] độ C so với đường cơ sở thời kỳ tiền công nghiệp năm 1850-1900. Con số này cao so với 1,09 độ C từ năm 2011 đến năm 2020, theo ước tính của báo cáo Đánh giá lần thứ sáu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC). Nhiệt độ đại dương ở mức kỷ lục vào năm 2021 (năm gần nhất được đánh giá), với tốc độ ấm lên đặc biệt cao trong 20 năm qua.

“Nhiệt độ càng tăng càng kéo theo các tác động tồi tệ. Tổng thư ký WMO, Giáo sư Petteri Taalas, cho biết hiện nay, chúng ta có mức độ carbon dioxide cao đến mức 1,5 °C nên Thỏa thuận Paris gần như không thể đạt được”. Ông cho rằng, “Đã quá muộn đối với nhiều sông băng và sự tan chảy sẽ tiếp tục trong hàng trăm năm, nếu không muốn nói là hàng nghìn năm, với những tác động lớn đối với an ninh nguồn nước. Tốc độ nước biển dâng đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua. Mặc dù chúng tôi vẫn đo lường con số này bằng milimét mỗi năm, nhưng nó đã tăng thêm nửa đến một mét mỗi thế kỷ và đó là mối đe dọa lâu dài và lớn đối với hàng triệu cư dân ven biển và các khu vực lân cận”.

Cũng theo ông, “Những người chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu phải chịu hậu quả nhiều nhất – giống với lũ lụt ở Pakistan và hạn hán kéo dài chết người ở vùng Sừng châu Phi. Nhưng ngay cả những khu vực được trang bị sự phòng vệ tốt cũng phải chịu tàn phá bởi các hiện tượng cực đoan – điển hình là các đợt nắng nóng kéo dài và hạn hán ở nhiều khu vực châu Âu và miền nam Trung Quốc”. “Thời tiết ngày càng khắc nghiệt khiến điều quan trọng hơn bao giờ hết là đảm bảo rằng tất cả mọi người trên Trái đất đều có tiếp cận các cảnh báo sớm để đảm bảo cuộc sống”.

WMO đã phát hành báo cáo Tình trạng tạm thời của Báo cáo Khí hậu Toàn cầu và một bản sơ đồ tương tác kèm theo vào trước các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc tại Sharm-El-Sheikh, COP27. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres sẽ công bố Kế hoạch hành động tại COP27 để đạt được Cảnh báo sớm cho tất cả trong 5 năm tới. Hiện một nửa số quốc gia trên thế giới thiếu những thứ này. Ông Guterres đã yêu cầu WMO dẫn đầu sáng kiến ​​này.

Báo cáo Trạng thái Khí hậu Toàn cầu của WMO được thực hiện hàng năm. Bản báo cáo cung cấp cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng khí hậu bằng cách sử dụng các chỉ số khí hậu chính và báo cáo về các sự kiện cực đoan và tác động của chúng. Các số liệu nhiệt độ được sử dụng trong báo cáo tạm thời năm 2022 được sử dụng đến cuối tháng 9 và bản cuối cùng sẽ được phát hành vào tháng 4 tới.

(còn nữa)

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/press-release/eight-warmest-years-record-witness-upsurge-climate-change-impacts

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: