Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đăng ngày: 10-04-2024 | Lượt xem: 203
Căn cứ Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 08 tháng 04 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phạm vi quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quy hoạch này không bao gồm các trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ theo nhu cầu riêng của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân.

Mục tiêu phát triển

 Mục tiêu tổng quát: Phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia tùng bước hiện đại, đồng bộ, đạt trình độ ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực châu Á và thế giới; có khả năng tích hợp, lồng ghép, kết nối, chia sẻ với mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia và mạng lưới trạm khí tượng thủy văn toàn cầu, hệ thống quan trắc chuyên dùng của các ngành, đáp ứng nhu cầu thông tin, dữ liệu, nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bảo đảm tính kịp thời, độ tin cậy, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;

 Mục tiêu cụ thể: Tập trung phát triển, nâng cấp, tự động hóa, hiện đại hóa và bổ sung yếu tố quan trắc, tăng dầy mật độ trạm, nhất là tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, vùng trống số liệu, vùng chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, khu vực ven biển, đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; đảm bảo phân bố mạng lưới trạm hợp lý giữa các vùng không đồng nhất về điều kiện khí tượng, thủy văn và địa hình. Nâng cấp hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu theo hướng tập trung, hiện đại, đồng bộ, tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, kiểm tra, giám sát, chia sẻ và khai thác dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, bộ máy tổ chức, sắp xếp, bố trí lại nhân lực, nguồn lực để phù hợp với tiến trình tự động hóa, xã hội hóa

Phương án phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, bao gồm: trạm khí tượng bề mặt, trạm khí tượng trên cao, trạm ra đa thời tiết, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm thủy văn, trạm hải văn, trạm đo mưa, trạm định vị sét và một số loại trạm chuyên đề khác. Trạm khí tượng bề mặt, thủy văn, hải văn được phân định thành trạm cơ bản và trạm phổ thông.

Tổng số đến năm 2050 phát triển 5.886 trạm khí tượng thủy văn, gồm các mạng lưới trạm thành phần như sau:

 Mạng lưới trạm khí tượng bề mặt: 420 trạm (gồm: 99 trạm cơ bản và 321 trạm phổ thông), trong đó: duy trì, hiện đại hóa, tự động hóa 215 trạm hiện có; bổ sung mới: 77 trạm đến năm 2025, tiếp tục bô sung 90 tram đến năm 2030 và 38 trạm đến năm 2050 theo hướng tự động hóa.

Mạng lưới trạm khí tượng nông nghiệp: 29 trạm, trên cơ sở duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 29 trạm hiện có và được lồng ghép vào các trạm khí tượng bề mặt.

Mạng lưới trạm đo mưa độc lập: 4.333 trạm, trong đó: duy trì 871 trạm đo mưa tự động hiện có; bổ sung mới: 1.187 trạm đến năm 2025, tiếp tục bổ sung 1.000 trạm đến năm 2030 và 1.275 trạm đến năm 2050 theo hướng tự động hóa.

Mạng lưới trạm khí tượng trên cao, gồm: Mạng lưới trạm thám không vô tuyến: 09 trạm, trong đó: duy trì, hiện đại hóa 06 trạm hiện có; bổ sung mới: 01 trạm đến năm 2025, tiếp tục bô sung 01 trạm đến năm 2030 và 01 trạm đến năm 2050; Mạng lưới trạm đo gió trên cao: 21 trạm, trong đó: duy trì, hiện đại hóa 08 trạm hiện có; bổ sung mới: 03 trạm đến năm 2025, tiếp tục bô sung 03 dén năm 2030 và 07 trạm đến năm 2050.

Mạng lưới trạm ra đa thời tiết: 39 trạm, trong đó: duy trì, hiện đại hóa 10 trạm hiện có; bổ sung mới: 08 trạm đến năm 2025, tiếp tục bô sung 05 trạm đến năm 2030 và 16 trạm đến năm 2050.

Mạng lưới trạm định vị sét: 26 trạm, trong đó: duy trì, hiện đại hóa 18 trạm tự động hiện có; bổ sung mới: 03 trạm đến năm 2025, tiếp tục bô sung 02 trạm đến năm 2030 và 03 trạm đến năm 2050 theo hướng tự động hóa.

Mạng lưới trạm thủy văn: 526 trạm (gồm: 77 trạm cơ bản và 449 trạm phổ thông), trong đó: duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hóa 426 trạm hiện có; bổ sung mới: 12 trạm đến năm 2025, tiếp tục bô sung đến năm 2030 và 46 trạm đến năm 2050 theo hướng tự động hóa.

Mạng lưới trạm giám sát biến đổi khí hậu, gồm:

Mạng lưới trạm khí tượng tham chiếu: 44 trạm, được lựa chọn từ mạng tram khí tượng bề mặt, trong đó: duy trì 07 trạm hiện có; bổ sung mới 37 trạm đến năm 2050; Mạng lưới trạm thủy văn tham chiếu: 09 trạm, được lựa chọn từ mạng lưới trạm thủy văn, trong đó: duy trì 09 trạm hiện có; Mạng lưới trạm hải văn tham chiếu: 19 trạm, được lựa chọn từ luới trạm hải văn, trong đó: duy trì 03 trạm hiện có; bổ sung mới 16 trạm đến năm 2050

Mạng lưới trạm chuyên đề, gồm: Mạng lưới trạm bức xạ: 21 trạm, trong đó: duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 14 trạm tự động hiện có; bổ sung mới: 01 trạm đến năm 2025, tiếp tục bổ sung 03 trạm đến năm 2030 và 03 trạm đến năm 2050 theo hướng tự động hóa; Mạng lưới trạm ô-dôn - bức xạ cực tím: 09 trạm, trong đó: duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 03 trạm tự động hiện có; bổ sung mới: 01 trạm đến năm 2030 và 05 trạm đến năm 2050 theo hướng tự động hóa; Mạng lưới trạm thu ảnh vệ tinh gồm 03 trạm, trong đó: duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 01 trạm hiện có; bổ sung mới 02 trạm đến năm 2050.

Mạng lưới trạm quan trắc môi trường không khí và nước, gồm: Mạng lưới trạm quan trắc môi trường không khí: 27 trạm, trên cơ sở duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 27 trạm hiện có và lồng ghép vào mạng lưới trạm khí tượng bề mặt hoặc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; Mạng lưới trạm quan trắc môi trường nước mặt: 56 trạm, trên cơ sở duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 56 trạm hiện có và lồng ghép vào mạng lưới trạm thủy văn hoặc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; Mạng lưới trạm quan trắc môi trường nước biển: 30 trạm, trên cơ sở duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hóa 06 trạm hiện có và lồng ghép vào mạng lưới trạm hải văn quốc gia hoặc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.

Mạng lưới trạm đo mặn: 179 trạm, trong đó: duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hóa 95 trạm hiện có; bổ sung mới: 28 trạm đến năm 2025, tiếp tục bô sung 30 trạm đến năm 2030 và 26 trạm đến năm 2050.

Mạng lưới trạm khí tượng toàn cầu được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 01 trạm hiện có.

Mạng lưới trạm ra đa biển và trạm phao: Mạng lưới trạm ra đa biển: 21 trạm, trong đó: duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa 03 trạm hiện có; bổ sung mới: 09 trạm đến năm 2025, tiếp tục bo sung 05 trạm đến năm 2030 và 04 trạm đến năm 2050; Mạng lưới trạm phao: 14 trạm, trong đó: thành lập mới 05 trạm đến năm 2030 và 09 trạm đến năm 2050.

Duy trì, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cơ sở kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn; hệ thống cơ sở phân tích, thí nghiệm môi trường không khí và nước, hệ thống truyền tin, xử lý, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn đảm bảo thông tin đồng bộ, kịp thời và chính xác.

Dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2030

Ưu tiên đầu tư các đề án, dự án có trong danh mục Chiến lược phát triển ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1970/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021; các dự án về lĩnh vực khí tượng thủy văn có liên quan đến nội dung Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị; các dự án đầu tư thực hiện Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trong đó ưu tiên đầu tư các trạm khí tượng thủy văn tại khu vực biên giới, hải đảo; vùng sâu vùng xa, vùng trống dữ liệu, vùng thường xuyên xảy ra thiên tai nguy hiểm).

Ưu tiên đầu tư xây dựng các trạm quan trắc theo hướng: Hoàn thiện các trạm khí tượng thủy văn cơ bản đảm bảo trạm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Đối với trạm khí tượng thủy văn phổ thông, tập trung đầu tư dứt điểm từng trạm (đầu tư 100% thiết bị tự động), đảm bảo sau đầu tư trạm có khả năng tự động hoàn toàn, góp phần tăng cường năng lực quan trắc của trạm, giải phóng nguồn nhân lực quản lý, vận hành và tài nguyên đất đai.

Về nguồn lực đầu tư xây dựng mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn: Ngoài nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua các hình thức xã hội hóa, phát triển dịch vụ khí tượng thủy văn và giải phóng quỹ đất trong quá trình tự động hóa các trạm quan trắc.

Giải pháp thực hiện quy hoạch

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; xây dựng lộ trình, phương án phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập về khí tượng thủy văn.

Xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách về tổ chức, bộ máy phù hợp với quá trình chuyển đổi mô hình quản lý mạng lưới trạm khí tượng thủy văn theo hướng hiện đại, tự động, giảm thiểu nhân lực và chi phí quản lý vận hành; phát triển các dịch vụ khí tượng thủy văn; thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quan trắc khí tượng thủy văn; khuyến khích, thu hút nhân lực chất lượng cao cho công tác khí tượng thủy văn, trọng tâm là nhân lực tự động hóa. 2. Giải pháp về tổ chức bộ máy, phát triển nhân lực

Kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp; đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo hướng tập trung, đồng bộ, thống nhất và phù hợp với mô hình quản lý hiện đại, quá trình hiện đại hóa, tự động hóa.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; bố trí, sắp xếp nhân lực hài hòa, hợp lý, đảm bảo nhất quán trong quá trình tự động hóa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia. Mở rộng liên kết đào tạo với các tổ chức trong, ngoài nước và trao đổi kinh nghiệm quốc tế để nâng cao trình độ, làm chủ công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn.

Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, các quy định pháp luật khác có liên quan, khả năng bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để đầu tư phát triển mang lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo từng giai đoạn của quy hoạch.

Nội dung đầy đủ tại: 

1. Quyết định phê duyệt:  /upload/files/2024/TBNN/Thang/4/783c299f-b313-4244-89c0-dbd0c970a16c-signed.pdf

2. Phụ lục quy hoach:  /upload/files/2024/TBNN/Thang/4/phu-luc-da-nen.pdf

3.  Bản đồ nén quy hoạch

Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: