Các thách thức để thích ứng với khí hậu

Đăng ngày: 10-02-2021 | Lượt xem: 731
Nâng cao khả năng dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan và dự báo khí hậu thay đổi là rất quan trọng để quản lý rủi ro hiệu quả, hiểu nhu cầu thích ứng và lập kế hoạch phù hợp với các hành động có hệ thống và dự kiến. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện đang đe dọa cuộc sống và cản trở các nỗ lực xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu. Dự báo thời tiết và dự báo khí hậu chính xác là rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực và đặc biệt đối với những lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào thời tiết và khí hậu, chẳng hạn như nông nghiệp, giao thông, năng lượng tái tạo và bảo hiểm.

Các số liệu quan trắc khí tượng bề mặt làm nền tảng cơ sở cho dự báo thời tiết, hệ thống cảnh báo sớm và thông tin khí hậu ở mọi nơi. Các mô hình Dự báo thời tiết số toàn cầu là xương sống của tất cả các sản phẩm dự báo thời tiết và dự báo khí hậu. Các hệ thống này yêu cầu quyền truy cập liên tục vào vô số dữ liệu thời tiết theo thời gian thực từ toàn cầu. Các số liệu quan trắc khí tượng bề mặt là nền tảng cho chất lượng đầu ra của các mô hình này. Những quan trắc này rất cần thiết để đo các thông số thời tiết nhất định chưa thể đo một cách đáng tin cậy từ không gian và chúng đóng một vai trò quan trọng đối với việc hiệu chuẩn và xác nhận dữ liệu thời tiết vệ tinh.

Những khoảng trống hiện tại trong việc chia sẻ dữ liệu bề mặt toàn cầu ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của thông tin thời tiết và khí hậu tại địa phương, khu vực và toàn cầu. Trong khi một số nơi trên thế giới cung cấp nguồn dữ liệu đáng tin cậy, nhiều nơi khác chỉ đóng góp số lượng hạn chế và trong một số trường hợp, số lượng dữ liệu được chia sẻ thậm chí còn giảm.

Ở các quốc gia đang phát triển, ở Quần đảo nhỏ (SIDS) và các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs), khoảng cách về dữ liệu đang rất rõ rệt. Bất chấp các khoản đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng quan trắc được hỗ trợ bởi các tổ chức tài chính phát triển ở các quốc gia này, việc chia sẻ dữ liệu toàn cầu vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa Châu Âu đã quan sát thấy sự sụt giảm đáng kể số lượng dữ liệu được chia sẻ gần 50% ở Châu Phi từ năm 2015 đến năm 2020.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự không phù hợp giữa đầu tư và cải thiện hạn chế trong việc chia sẻ dữ liệu toàn cầu ở SIDS và LDCs là do các quốc gia này không thể vận hành và duy trì cơ sở hạ tầng mạng lưới quan trắc của họ. Cung cấp cho các quốc gia này các phương tiện và động lực để đầu tư, vận hành và duy trì các hệ thống quan trắc thời tiết sẽ mang lại lợi ích lớn về mặt thu thập và chia sẻ dữ liệu thời tiết dài hạn và cuối cùng là cải thiện kết quả phát triển quốc gia và toàn cầu.

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: