Nhiệt độ cao được hấp thụ như thế nào?

Đăng ngày: 14-09-2020 | Lượt xem: 5182
Đánh giá toàn diện đầu tiên về nơi tích tụ nhiệt dư thừa của Trái đất đã được công bố bởi Hệ thống Quan sát Khí hậu Toàn cầu, được đồng tài trợ bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới, Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ-UNESCO, Hội đồng Khoa học Quốc tế và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.

Báo cáo được xuất bản trên tạp chí Earth System Science Data, với sự tham gia của nhóm hơn 30 nhà nghiên cứu từ các tổ chức khoa học trên khắp thế giới đã theo dõi và định lượng lưu trữ nhiệt toàn cầu từ năm 1960 đến năm 2018 để trả lời câu hỏi “nhiệt độ cao được tích tụ ở đâu”?

Sự mất cân bằng năng lượng Trái đất (EEI), sự khác biệt giữa lượng năng lượng từ mặt trời đến Trái đất và năng lượng quay trở lại không gian, đóng vai trò là một số liệu cơ bản cho phép cộng đồng khoa học và công chúng đánh giá mức độ phản ứng của thế giới đối với nhiệm vụ kiểm soát biến đổi khí hậu.

Báo cáo về sự mất cân bằng nhiệt lượng Trái đất (EEI) cho thấy sự mất cân bằng đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu

Nghiên cứu mới này đại diện cho nghiên cứu kiểm kê nhiệt độ hiện đại, thể hiện tính chính xác nhất cho đến hiện nay. Nó cho thấy sự mất cân bằng năng lượng Trái đất tiếp tục phát triển và đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua (2010-2018) so với giá trị trung bình giai đoạn 1971-2018.

Chỉ khoảng 1% lượng nhiệt này tồn tại trong khí quyển. Phần lớn nhiệt lượng dư thừa (khoảng 89%) được hấp thụ bởi đại dương. Đánh giá mới về các phép đo lỗ khoan cho thấy độ nóng của đất là 6%. Khoảng 4% nhiệt lượng dư thừa làm thất thoát (tan chảy) cả băng trên cạn và băng nổi.

Các tác động trực tiếp của việc sưởi ấm này, được thúc đẩy bởi sự giữ nhiệt của carbon dioxide do con người gây ra trong khí quyển, bao gồm mực nước biển dâng, mất băng, và sự ấm lên của đại dương, đất liền và khí quyển. Kết quả cũng cho thấy EEI không chỉ tiếp tục phát triển mà còn tăng lên: EEI lên tới 0,87 + 0,12 W / m2 trong giai đoạn 2010-2018.

Sự ổn định của biến đổi khí hậu đòi hỏi EEI phải giảm xuống gần bằng 0 để lấy lại trạng thái gần như cân bằng trong hệ thống Trái đất.

Nghiên cứu này tính toán rằng lượng CO2 trong khí quyển phải giảm từ nồng độ hiện tại là gần 410 ppm xuống xấp xỉ 350 ppm để đưa Trái đất trở lại trạng thái cân bằng năng lượng.

“Tính toán EEI do đó là số liệu đơn lẻ tốt nhất mà chúng tôi có về mức độ chúng tôi đang làm trong nỗ lực kiểm soát biến đổi khí hậu”, theo nhà khoa học Karina von Schuckmann, người dẫn đầu dự án nghiên cứu tại Mercator Ocean International.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/where-does-heat-go

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: