Tái chế nhựa thành bọt

Đăng ngày: 02-07-2021 | Lượt xem: 2134
Nhựa phân hủy sinh học được coi là tốt với môi trường. Tuy nhiên, do được chế tạo đặc biệt để phân hủy nhanh chóng, chúng không thể được tái chế.

Cấu trúc bọt ở các mức nhiệt độ và áp suất khác nhau.

Trong tạp chí Physics of Fluids, các nhà nghiên cứu từ Đại học Canterbury ở New Zealand đã phát triển một phương pháp biến dao, thìa và nĩa nhựa có thể phân hủy sinh học thành một loại bọt. Nhờ đó, loại bọt này có thể được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong tường hoặc các thiết bị tuyển nổi.

Các nhà nghiên cứu đã đặt dụng cụ đồ ăn - vật dụng trước đây được cho là nhựa “không thể tạo bọt”, vào một buồng chứa đầy carbon dioxide. Khi áp suất tăng, khí hòa tan vào nhựa.

Khi đột ngột giải phóng áp suất trong khoang, carbon dioxide sẽ nở ra bên trong nhựa, tạo ra bọt. Tác giả nghiên cứu Heon Park cho biết, quá trình này giống như khi mở một lon nước ngọt và giải phóng cacbonat.

“Điều chỉnh nhiệt độ và áp suất, đó là một cửa sổ để chúng ta có thể tạo bọt tốt, không phải mọi nhiệt độ hay áp suất đều có thể hoạt động. Chúng tôi đã tìm ra đâu là nhiệt độ hoặc áp suất tốt nhất để biến những chất dẻo không tạo bọt đó thành bọt”, ông Park cho biết.

Mỗi lần được tái chế, nhựa sẽ giảm độ bền. Trong khi đó, bọt là một vật liệu mới lý tưởng. Bởi, chúng không yêu cầu độ bền trong nhiều ứng dụng.

“Bất cứ khi nào tái chế, mỗi lần, chúng ta lại phân hủy nhựa. Giả sử chúng tôi có một chiếc thìa phân hủy sinh học. Chúng tôi sử dụng nó một lần và tái chế thành một chiếc thìa khác. Nó có thể bị vỡ trong miệng của bạn”, nhà nghiên cứu Park giải thích.

Cấu trúc lý tưởng của bọt phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của nó. Ví dụ, loại bọt lớn được cho là ứng dụng rất tốt trong phao. Các nhà nghiên cứu phát hiện, trái với những gì đã nghĩ trước đây, áp suất trong buồng thấp hơn dẫn đến bọt lớn.

Khiến nhựa phân hủy sinh học được tái chế có thể làm giảm bớt một số vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Vật liệu phân hủy sinh học cuối cùng sẽ bị phân hủy trong tự nhiên. Tuy nhiên, việc nhựa có thể được tái sử dụng sẽ mang lại lợi ích lớn cho môi trường.

Nhựa có thể phân hủy sinh học và tái chế để sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, nhựa sẽ mang lại mối đe dọa lớn tới môi trường, nếu chúng bị vứt ra đại dương hoặc bãi chôn lấp. Nhóm nghiên cứu tin rằng, quá trình này có thể được thực hiện trên quy mô lớn.

“Chúng tôi có thể mở rộng ứng dụng tạo bọt cho nhiều loại nhựa. Không chỉ loại nhựa này”, ông Park nói.

Báo Giáo dục thời đại

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: