Việc cắt giảm như vậy sẽ giảm được gần 0,3°C nhiệt độ toàn cầu và tránh được hiện tượng nóng lên toàn cầu vào năm 2045 cũng như phù hợp với việc duy trì mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris là hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5°C trong tầm tay. Lần đầu tiên, báo cáo đánh giá tích hợp chi phí khí hậu và ô nhiễm không khí cũng như lợi ích từ việc giảm thiểu khí mê-tan. Bởi vì mêtan là thành phần chính trong việc hình thành ôzôn ở tầng mặt đất (khói bụi), một chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm, việc giảm 45% lượng khí thải của nó sẽ ngăn chặn được 260.000 ca tử vong sớm, 775.000 ca bệnh liên quan đến bệnh hen suyễn do 73 tỷ giờ lao động dưới nắng nóng khắc nghiệt và 25 triệu tấn hoa màu thiệt hại hàng năm.
“Cắt giảm khí mêtan là đòn bẩy mạnh nhất mà chúng ta có để làm chậm biến đổi khí hậu trong 25 năm tới bên cạnh những nỗ lực cần thiết để giảm lượng khí cacbon. Vì những lợi ích cho xã hội, nền kinh tế và môi trường là rất nhiều và vượt xa chi phí, chúng ta cần hợp tác quốc tế để khẩn trương giảm phát thải khí mêtan càng nhiều càng tốt trong thập kỷ này ”, Inger Andersen, Giám đốc Điều hành UNEP cho biết.
Báo cáo đánh giá phát thải khí mêtan toàn cầu do CCAC và UNEP công bố cho thấy lượng khí thải mêtan do con người gây ra có thể giảm đi 45% trong thập kỷ này.
Mêtan là một loại khí nhà kính mạnh tồn tại trong khí quyển khoảng một thập kỷ - thời gian tồn tại ngắn hơn nhiều so với carbon dioxide (CO2). Việc quan sát khí mêtan trong bầu khí quyển toàn cầu do Chương trình Theo dõi Khí quyển Toàn cầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới điều phối. Dựa trên những quan sát này, WMO đã ghi lại rằng nồng độ khí mêtan trung bình trên toàn cầu là 260% so với mức tiền công nghiệp vào năm 2019. Mức khí thải mêtan toàn cầu đã tăng ở mức 12 phần tỷ mỗi năm trong cuối những năm 1980, và sự tăng trưởng có giảm một chút trong giai đoạn 1999-2006. Kể từ năm 2007, meetan trong khí quyển đã tăng trở lại cùng với sự gia tăng lượng khí thải từ các vùng đất ngập nước ở vùng nhiệt đới và từ các nguồn nhân tạo ở bán cầu bắc. .
Mêtan đóng góp khoảng 16% lực bức xạ của các khí nhà kính tồn tại lâu dài. Khoảng 40% khí mêtan được phát thải vào khí quyển bởi các nguồn tự nhiên (ví dụ: đất ngập nước và mối), và khoảng 60% đến từ các nguồn do con người gây ra (động vật nhai lại, nông nghiệp trồng lúa, khai thác nhiên liệu hóa thạch, bãi chôn lấp và đốt sinh khối).
Báo cáo mới của CCAC lưu ý rằng phần lớn khí thải mêtan do con người gây ra đến từ ba lĩnh vực: nhiên liệu hóa thạch, chất thải và nông nghiệp. Trong lĩnh vực sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí chiếm 23% và khai thác than chiếm 12% lượng khí thải. Trong lĩnh vực chất thải, bãi chôn lấp và nước thải chiếm khoảng 20% lượng khí thải. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lượng khí thải chăn nuôi từ phân và quá trình lên men chiếm khoảng 32%, và trồng lúa là 8% lượng khí thải.
Đánh giá xác định các biện pháp nhắm mục tiêu cụ thể đến sự phát thải khí mêtan. Bằng cách thực hiện các giải pháp sẵn có này, lượng khí thải mê-tan có thể giảm 30% vào năm 2030. Hầu hết lượng khí meetan có thể giảm là trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, nơi xác định nguyên nhân và khắc phục các rò rỉ khí mê-tan tương đối dễ dàng. Ngoài ra còn có các biện pháp có thể được sử dụng trong lĩnh vực chất thải và nông nghiệp. Về vấn đề này, Hệ thống Thông tin Khí nhà kính Toàn cầu Tích hợp của WMO có vai trò rất quan trọng trong cung cấp thông tin hữu ích nhằm xác định nguyên nhân và quản lý các nguồn phát thải khí mê-tan.
Nhìn chung, giải quyết phát thải khí mê-tan là một mục tiêu lớn vì nó có khả năng tạo ra tác động lớn trên toàn cầu. Các ước tính gần đây cho thấy lượng phát thải khí mêtan toàn cầu (từ sản xuất và sử dụng khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, than đá) có thể cao hơn 20-60% so với ước tính hiện tại. Điều này cho thấy cả tầm quan trọng của việc giảm thiểu phát thải khí mê-tan từ ngành công nghiệp dầu khí và nhu cầu cấp thiết cung cấp thông tin toàn diện về các nguồn phát thải.
Link: https://public.wmo.int/en/media/news/global-methane-assessment-released
Biên dịch: Thanh Tâm