Việc quan trắc được thực hiện do một trạm khí tượng nông nghiệp khu vực phát hiện chứ không phải cơ quan khí tượng quốc gia Ý. Nhiệt độ đo được xảy ra trong một đợt nắng nóng dữ dội ở Ý, Tây Ban Nha và một số khu vực của Bắc Phi. Theo Cơ quan chuyên nghiệp về thời tiết và khí hậu cực đoan của WMO, kỷ lục được xác minh hiện tại về nhiệt độ tối đa cao nhất ở lục địa châu Âu là 48,0°C (tương đương 118,4°F) và được thiết lập tại Athens vào ngày 10/7/1977.
Nắng nóng gay gắt ở Ý, Tây Ban Nha và Bắc Phi kéo theo một đợt nắng nóng cực đoan - kèm theo những đám cháy rừng kinh hoàng ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
“WMO đang tích cực xem xét kết quả này nhưng tại thời điểm này, chúng tôi chưa thể xác nhận hoặc phủ nhận tính hợp lệ của nó”, báo cáo viên của WMO về Thời tiết và Khí hậu Cực đoan, Giáo sư Randall Cerveny cho biết. “Biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhiệt độ đã thúc đẩy sự gia tăng các báo cáo về thời tiết và khí hậu khắc nghiệt kỷ lục, đặc biệt là về nắng nóng. Chúng tôi phải đảm bảo rằng những báo cáo này được xác minh nhằm nâng cao hiểu biết về khoa học và độ chính xác”, GS Cerveny, người giám sát Cơ quan lưu trữ thời tiết và khí hậu cực đoan của WMO cho biết.
WMO đã thành lập một nhóm “phản ứng nhanh” gồm các chuyên gia khí hậu, những người phân tích các vấn đề về nhiệt độ. Điều này sẽ cung cấp hướng dẫn ban đầu cho giới truyền thông toàn cầu và công chúng trước khi tiến hành một cuộc điều tra chuyên sâu chính thức thường mất nhiều tháng. Việc xác minh các bảng quan trắc nhiệt độ tối đa là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta xây dựng bức tranh về thời tiết và khí hậu.
Nắng nóng gay gắt ở Ý, Tây Ban Nha và Bắc Phi kéo theo một đợt nắng nóng cực đoan, kèm theo những đám cháy rừng kinh hoàng ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng. Tháng 8 thường nóng và khô ở khu vực Địa Trung Hải, tuy nhiên, nhiệt độ cực đoan vào mùa hè là điển hình của những gì chúng ta cho rằng nguyên nhân đến từ biến đổi khí hậu.
“Hiện tại, có một vùng áp thấp trên tầng khí quyển đang ảnh hưởng đến phần lớn Địa Trung Hải, cũng như miền bắc châu Phi. Hệ thống áp thấp này dẫn đến một chuyển động ngầm trong khí quyển, nén không khí và sau đó làm nóng nó - đôi khi được gọi là mái vòm nhiệt. Ngoài ra, dưới một hệ thống áp thấp, gió có xu hướng nhẹ, vì vậy, nhiệt không tản ra, và điều này càng góp phần làm cho điều kiện ngày càng ấm hơn và kết hợp với cái nóng mùa hè từ mặt trời”, Bob Stefanski, người đứng đầu Dịch vụ Khí hậu Ứng dụng tại WMO cho hay.
Biên dịch: Thanh Tâm