MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 11 NĂM 2024

Đăng ngày: 13-06-2024 File đính kèm
Số 767 tháng 11 năm 2024

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Khả năng thích ứng của hệ tọa độ quốc gia VN-2000 với khung quy chiếu quốc tế ITRF dựa trên bài toán xác định bộ tham số tính chuyển tọa độ

Lều Huy Nam1*, Hoàng Ngọc Hà2

1 Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ/Cục Bản đồ; nam.leuhuy@gmail.com

2 Trường Đại học Mỏ-Địa chất; hoangngocha@humg.edu.vn

*Tác giả liên hệ: nam.leuhuy@gmail.com; Tel: +84–977991639

Tóm tắt: Hệ quy chiếu và hệ toạ độ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đảm bảo an ninh - quốc phòng cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế và nghiên cứu khoa học của mỗi quốc gia. Sau hơn 20 năm đưa vào sử dụng, hệ tọa độ quốc gia VN-2000 gặp một số hạn chế trong việc xử lý dữ liệu thời gian thực cũng như quản lý không gian 3D trên nền tảng số khu vực biển đảo và các vùng lân cận. Đồng thời, ellipsoid WGS-84 đã nâng cấp qua nhiều phiên bản nhưng dữ liệu lại không được công bố rộng rãi như dữ liệu do IGS quản lý (hệ tọa độ VN-2000 được thành lập dựa trên cơ sở định vị eliipsoid WGS84 phù hợp với lãnh thổ Việt Nam theo nguyên tắc tổng ξ2 = min). Vì vậy, giải pháp nghiên cứu các dịch vụ do tổ chức IGS cung cấp để phát triển các mạng lưới GNSS bằng phương pháp xử lý tính toán bình sai kết nối thông qua tham số chuyển đổi tọa độ của mô hình Bursa - Wolf được cho là phù hợp. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu do Cục Bản đồ/BTTM cung cấp và phân tích mối quan hệ giữa các thành phần trong bộ tham số tính chuyển dựa trên bài toán bình sai xử lý kết nối trạm CORS, nghiên cứu đã tính toán và so sánh bộ tham số tính chuyển mới so với bộ tham số tính chuyển đã được công bố từ những nghiên cứu trước đó, góp phần bổ sung cơ sở khoa học ứng dụng trạm CORS trong việc nâng cấp hệ tọa độ quốc gia VN-2000 tại Việt Nam.

Từ khóa: ITRF; VN-2000; Tính chuyển tọa độ; 07 tham số; 14 tham số.

1

2

Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh phi truyền thống

Nguyễn Đức Toàn1*

1 Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; toantnmt@gmail.com

*Tác giả liên hệ: toantnmt@gmail.com; Tel.: +84–979716466

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những đe dọa nghiêm trọng đến an ninh phi truyền thống (ANPTT). BĐKH có các tác động đến nhiều chiều cạnh khác nhau của ANPTT. Nghiên cứu này đã tổng hợp và xử lý các số liệu, tài liệu về tác động của BĐKH đến một số chiều cạnh của ANPTT. Trên cơ sở đó đã phân tích các nguy cơ, thách thức và đe dọa của BĐKH đến một số chiều cạnh chính của an ninh phi truyền thống gồm: An ninh khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước. Các kết quả phân tích cho thấy thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH để đảm bảo ANPTT chính là bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn của đất nước, xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp và con người và phát triển bền vững (PTBV).

Từ khóa: An ninh phi truyền thống; Biến đổi khí hậu; Phát triển bền vững.

10

3

Xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định WRI-CosMaDSS phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ: Ứng dụng cho vùng bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long

Dương Hồng Sơn1, Trần Thùy Nhung1*, Trần Anh Phương1, Nguyễn Anh Đức1

1 Viện khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi Trường; dhson.monre@gmail.com; tranthuynhung1990@gmail.com; phuongtran.monre@gmail.com; nganhduc@yahoo.com

*Tác giả liên hệ: tranthuynhung1990@gmail.com; Tel.: +84–353320191

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) quản lý vùng bờ đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực các nhà quản lý trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vùng bờ. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý vùng bờ WRI-CosMaDSS trên nền tảng GIS được phát triển bởi Viện Khoa học tài nguyên nước sử dụng ngôn ngữ Javascript. Hệ thống được thiết kế với hai nhóm chức năng chính bao gồm nhóm chức năng quản lý và nhóm chức năng hiển thị và phân tích. Chức năng quản lý hỗ trợ người dùng xây dựng cây dữ liệu, quản lý, biên tập, thêm/bớt các dữ liệu. Chức năng hiển thị và phân tích cho phép hiển thị, phân tích, đánh giá, hỗ trợ ra quyết định. Hệ thống cho phép quản lý, tiếp nhận tất cả các loại dữ liệu không gian và phi không gian để phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định. So với các hệ thống DSS hiện hành, WRI-CosMaDSS có tính linh hoạt và nhờ vậy người dùng có thể xây dựng hệ thống DSS phù hợp với mục đích yêu cầu của mình. Để minh họa, nghiên cứu đã xây dựng hệ thống DSS cho vùng bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long. Trong hệ thống này, biến động đường bờ và xâm nhập mặn theo kịch bản hiện trạng và tương lai có thể phân tích, đánh giá, giúp nhà quản lý biết được các tác động của thượng nguồn đến vùng bờ biển ĐBSCL để có giải pháp phù hợp.

Từ khóa: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định; Đồng bằng sông Cửu Long; Vùng bờ biển; Javascript; WRI-CosMaDSS.

20

4

Giải pháp công trình phòng chống xói lở bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Văn Hữu Huệ1*

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long; huuhuevan@gmail.com

*Tác giả liên hệ: huuhuevan@gmail.com; Tel.: +84–919235799

Tóm tắt: Bờ biển ĐBSCL kéo dài khoảng 147 km, hàng năm sạt lở đã làm mất hàng trăm ha đất, mức độ sạt lở từ 5-45 m/năm. Nghiên cứu nguyên nhân và tìm ra giải pháp bảo vệ bờ biển là khẩn thiết. Sử dụng Plaxis 3D và tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), nghiên cứu đã đưa ra kết quả khảo sát, phân tích đánh giá địa hình, địa chất, chế độ gió, tính toán sóng… đã xác định nguyên nhân sạt lở là do áp lực sóng va đập và đề xuất giải pháp công trình kè giảm sóng bằng hệ thống cọc bê tông cốt thép (BTCT) bảo vệ khu vực nghiên cứu (KVNC). Kết quả nghiên cứu đã ứng dụng cho dự án “Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển Vĩnh Châu, thị xã (TX) Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”. Dự án đã được phê duyệt theo Quyết định số 3261/QĐ-UBND, ngày 18/12/2023 của UBND tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn thi công.

Từ khóa: Bảo vệ bờ biển; Gây bồi tạo bãi; Kè giảm sóng; Kè Hồ Bể; Kè Vĩnh Châu.

32

5

Nghiên cứu, ứng dụng mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại trường học và hộ gia đình phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn

Nguyễn Đức Toàn1*, Trần Quang Trung2, Nguyễn Thị Vân Anh3

1 Bộ Tài nguyên và Môi trường; toantnmt@gmail.com

2 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn; trungtnmtls@gmail.com

3 Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; vananhmt2020@gmail.com

*Tác giả liên hệ: toantnmt@gmail.com; Tel.: +84–979716466

Tóm tắt: Thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (CTRSH) có vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại nguy hiểm ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí phải xử lý chất thải. Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn với quy cách phân loại như sau: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng/tái chế chứa đựng trong thùng/bao bì màu trắng; chất thải thực phẩm chứa đựng trong thùng, bao bì màu xanh; chất thải rắn sinh hoạt khác chứa đựng trong thùng, bao bì màu cam. Nghiên cứu đã biên soạn các sổ tay, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phân loại CTRSH, thiết kế các pano, áp phích, băng zôn, phướn và phân phát, tuyên truyền, phổ biến đến trường học và các hộ gia đình phường Vĩnh Trại thành phố Lạng Sơn, nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi, hành vi thói quen suy nghĩ về CTRSH. Kết quả ứng dụng mô hình phần loại CTRSH cho thấy 100% các trường học, 100% (trong 20 hộ gia đình kiểm tra) đã phân loại CTRSH đúng theo quy định. Tỷ lệ chất thải bỏ ra môi trường cần phải xử lý là 39% đối với trường học và 49,5% đối với hộ gia đình phường Vĩnh Trại.

Từ khóa: Mô hình; Phân loại; Chất thải rắn sinh hoạt; Tuyên truyền.

45

6

Nghiên cứu ảnh hưởng của số thành phần tổ hợp đến kết quả dự báo quĩ đạo bão trên Biển Đông

Võ Văn Hòa1*, Dư Đức Tiến2, Đặng Đình Quân2, Mai Khánh Hưng2

1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ; vovanhoa80@yahoo.com

2 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; duductien@gmail.com; quandangdinh92@gmail.com; maikhanhhung18988@gmail.com

*Tác giả liên hệ: vovanhoa80@yahoo.com; Tel.: +84–912509932

Tóm tắt: Nghiên cứu áp dụng hệ thống đồng hóa tổ hợp dựa trên bộ lọc chuyển dạng địa phương Kalman (LETKF - Local Ensemble Transformation Kalman Filter) phát triển cho mô hình khu vực WRF-ARW và module tạo xoáy lý tưởng dựa trên thông số phân tích xoáy bão thật của các trung tâm quốc tế, gọi tắt là hệ thống TC-WRF-LETKF. Việc tạo ra các thành phần tổ hợp được triển khai thông qua việc thay đổi các lựa chọn vật lý trong mô hình WRF-ARW gồm: 2 tùy chọn sơ đồ cho tham số hóa đối lưu; 2 tùy chọn cho sơ đồ bức xạ sóng ngắn; 2 tùy chọn sơ đồ tham số hóa lớp biên và 4 tùy chọn cho sơ đồ vi vật lý mây từ đơn giản đến phức tạp. Dựa trên việc tổ hợp các lựa chọn này có thể tạo ra tối đa gồm 32 cấu hình vật lý khác nhau. Nghiên cứu sẽ thử nghiệm với một số cơn bão trên Biển Đông và thay đổi số thành phần vật lý để đánh giá sự ảnh hưởng đến sai số dự báo quĩ đạo bão hạn đến 96 giờ. Kết quả thử nghiệm và đánh giá cho thấy số lượng dự báo thành phần hơn 20, sai số ở hạn dự báo 24-72 giờ được cải thiện hết sức rõ rệt. Đối với các hạn 84-96 giờ, mức độ tác động chưa rõ xuất phát từ việc các mẫu thử của các hạn này còn hạn chế do thời gian tồn tại của bão trên biển Đông thường dưới 3 ngày.

Từ khóa: Đồng hóa tổ hợp; Sinh nhiễu vật lý; Trung bình tổ hợp.

56

7

Ảnh hưởng của than sinh học từ vỏ trấu kết hợp với rơm rạ trong việc giảm tích lũy đồng ở cây cải thìa

Trần Thị Anh Thư1*, Nguyễn Thành Hưng2

1 Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một; thutta@tdmu.edu.vn

2 Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; hung.ngt@ou.edu.vn

*Tác giả liên hệ: thutta@tdmu.edu.vn; Tel.: +84–772634276

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của than sinh học vỏ trấu (RB) kết hợp với rơm rạ (RS) trong việc giảm hấp thu đồng (Cu) lên cây cải thìa bởi sự thay đổi tính linh động của Cu trong đất. Các thông số tăng trưởng của cây, nồng độ Cu trong cây, hệ số chuyển vị TFs, sự thay đổi hệ số linh động MF được xác định. Kết quả cho thấy RB làm giảm hấp thu Cu lên thân cây cải thìa. Trong đất ô nhiễm (Cu 200 mg/kg), hàm lượng RB trung bình (2%) là thích hợp nhất để giảm nồng độ Cu trong thân và thúc đẩy tăng trưởng của cây. Đất không bị ô nhiễm (Cu 50 mg/kg), hàm lượng RB thấp (1%) là phù hợp nhất để cải thiện tăng trưởng của cây. Việc kết hợp RS (20 g/kg ) với RB giảm hấp thu Cu lên cây và thúc đẩy tăng trưởng của cây tốt hơn so với chỉ bổ sung RB. Than sinh học RB kết hợp rơm rạ RS làm giảm sự chuyển vị Cu từ rễ đến thân. Ngoài ra, mối tương quan tốt giữa MF với nồng độ Cu trong thân cho thấy rằng MF để dự đoán sinh khả dụng Cu trong đất.

Từ khóa: Than sinh học; Đồng; Sinh khả dụng; Hệ số linh động; Cải thìa.

66

8

Ước lượng hàm lượng thủy ngân trong môi trường nước mặt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Phùng Thái Dương1*

1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Đại học Đồng Tháp; ptduong@dthu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: ptduong@dthu.edu.vn; Tel.: +84–939959100

Tóm tắt: Thủy ngân là một trong những kim loại chứa độc tố có nguồn gốc tự nhiên cũng như từ hoạt động kinh tế xã hội và dễ tích tụ trong nước mặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu hàm lượng Hg trong nước mặt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trong mùa khô 2023-2024. Với việc sử dụng phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, mức phát hiện thấp nhất của phương pháp đo khoảng 0,2 µg, kết quả cho thấy hàm lượng Hg trung bình tại tất cả các điểm chưa vượt Quy chuẩn QCVN 08: 2023/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (giá trị giới hạn tối đa các thông số ảnh hưởng tới sức khỏe con người) nhưng đã vượt Quy chuẩn của Canada và Liên Bang Nga. Việc phát hiện hàm lượng Hg tồn tại trong môi trường nước mặt tại hầu hết các địa điểm trong khu vực nghiên cứu và có xu hướng tăng so với nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện trong năm 2013, điều này dẫn đến nguy cơ Hg đi vào hệ sinh thái rất lớn. Kỳ vọng kết quả nghiên cứu giúp cho người dân, các nhà quản lý trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong thời gian tới.

Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long; Hấp thụ nguyên tử; Kinh tế - xã hội; Hàm lượng thủy ngân; Nước mặt.

79

 

Tin tiêu điểm
  • Hội thảo "Thông tin báo chí dự báo xu thế tình hình khí tượng thủy...

    Sáng ngày 17/1/2025, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) tổ chức hội thảo “Thông tin Báo chí dự báo xu thế Khí tượng Thủy văn năm 2024 và triển khai kế hoạch phối hợp thông tin giữa cơ quan Khí tượng Thủy văn và các cơ quan báo chí truyền thông", Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội thảo.
  • Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, miền Bắc có khả năng đón một đợt gió mùa đông bắc có cường độ mạnh.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo...

    Tổng cục Khí tượng Thủy văn vừa ban hành Quyết định số 1532/QĐ-TCKTTV về Kế hoạch “Phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn năm 2025”
  • 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký quyết định công bố 10 sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2024. Sự kiện sự khốc liệt của cơn bão số 3 (Yagi) là 1 trong 10 sự kiện được Tổng cục Khí tượng Thủy văn đề xuất nằm trong danh sách này.
  • Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...

    Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
  • Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...

    Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
  • Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...

    Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...

    Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị.
Tin mới nhất
  • Hội thảo "Thông tin báo chí dự báo xu thế tình hình khí tượng thủy...

    Sáng ngày 17/1/2025, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) tổ chức hội thảo “Thông tin Báo chí dự báo xu thế Khí tượng Thủy văn năm 2024 và triển khai kế hoạch phối hợp thông tin giữa cơ quan Khí tượng Thủy văn và các cơ quan báo chí truyền thông", Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội thảo.
  • Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, miền Bắc có khả năng đón một đợt gió mùa đông bắc có cường độ mạnh.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo...

    Tổng cục Khí tượng Thủy văn vừa ban hành Quyết định số 1532/QĐ-TCKTTV về Kế hoạch “Phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn năm 2025”
  • 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký quyết định công bố 10 sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2024. Sự kiện sự khốc liệt của cơn bão số 3 (Yagi) là 1 trong 10 sự kiện được Tổng cục Khí tượng Thủy văn đề xuất nằm trong danh sách này.
  • Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...

    Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
  • Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...

    Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
  • Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...

    Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...

    Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị.