MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 12 NĂM 2024

Đăng ngày: 12-08-2024 File đính kèm
Số 768 tháng 12 năm 2024

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Đánh giá hàm lượng Zn, Cu trong trầm tích đáy sông Cửa Tiểu và Cửa Đại

Phùng Thái Dương1*

1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Đại học Đồng Tháp; ptduong@dthu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: ptduong@dthu.edu.vn; Tel.: +84–939959100

Tóm tắt: Kim loại nặng ở dạng ion và vượt ngưỡng cho phép sẽ rất độc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong hầu hết công trình nghiên cứu nước mặt cũng như trầm tích đáy thì hàm lượng Zn, Cu ở mức tương đối cao hơn so với các nguyên tố còn lại. Với 37 địa điểm lấy mẫu trong tháng 02 năm 2024 và sử dụng phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, kết quả cho thấy hàm lượng trung bình kẽm (Zn), đồng (Cu) tại khu vực Cửa Đại, Cửa Tiểu đều chưa vượt Quy chuẩn Việt Nam, khi so với Quy chuẩn Hoa Kì thì hàm lượng trung bình tại khu vực nghiên cứu chưa vượt, tuy nhiên ở rất nhiều địa điểm đã vượt, so với Quy chuẩn Liên Bang Nga thì hàm lượng trung bình tại khu vực nghiên cứu và ở hầu hết địa điểm đều vượt. Mức độ tích lũy Igeo của Zn dao động từ -0,90 đến 1,44 (không ô nhiễm đến ô nhiễm trung bình); Cu dao động từ -3,11 đến 0,42 (không ô nhiễm đến có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ). So với các vùng khác tại Việt Nam thì hàm lượng cùng với đó là mức độ tích lũy Zn tại khu vực nghiên cứu cao hơn (99,31 mg/kg và Igeo 0,65 so với sông Hồng 78,30 mg/kg và Igeo 0,31; sông Tô Lịch 81,27 mg/kg và Igeo 0,36), do đó nguy cơ đi vào hệ sinh thái khi người dân sử dụng trầm tích đáy bón trực tiếp vào cây trồng là rất lớn.

Từ khóa: Cửu Tiểu; Hàm lượng Zn; Igeo; Phổ hấp thụ nguyên tử; Trầm tích đáy sông.

1

2

Quan trắc thời gian thực và kết hợp phân tích dịch chuyển công trình sử dụng GNSS và cảm biến gia tốc

Vũ Ngọc Quang1*, Nguyễn Việt Hà2, Trần Đình Trọng3

1 Khoa Công trình, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải; quangvn@utt.edu.vn

2 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyenvietha@humg.edu.vn

3 Khoa Cầu Đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; trandinhtrong@nuce.edu.vn

*Tác giả liên hệ: quangvn@utt.edu.vn; Tel.: +84–983452565

Tóm tắt: Công tác quan trắc các công trình có quy mô lớn ngày càng được chú trọng theo hướng quan trắc thời gian thực để kịp thời phản ánh những bất thường của công trình. Các thiết bị quan trọng trong hệ thống quan trắc sức khỏe kết cấu hiện đang được kết nối với nhau bằng hệ thống dây dẫn lớn trong khi hiện nay có nhiều thiết bị mới với giá thành rẻ, kích thước nhỏ gọn và tích hợp các giải pháp IoT. Nghiên cứu kết hợp thiết bị GNSS, cảm biến gia tốc giá thành rẻ trong quan trắc công trình thời gian thực, đánh giá độ chính xác dữ liệu GNSS-RTK và phân tích các dịch chuyển thành phần bao gồm dịch chuyển tuyến tính, dao động trong các phương. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm, so sánh kết quả từ dữ liệu thu thập được bằng thiết bị GNSS và cảm biến gia tốc với lượng dịch chuyển thực tế từ thiết bị eto cơ khí độ chính xác cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính khả thi của giải pháp quan trắc thời gian thực sử dụng GNSS và cảm biến gia tốc. Đồng thời nghiên cứu cũng đã đánh giá mức độ dao động của giải pháp GNSS-RTK khi so sánh với thiết bị eto cơ khí chính xác cao là từ 1,2 mm đến 6,0 mm trong phương mặt bằng, 1,2 đến 14,9 mm trong phương đứng. Kết quả đánh giá độ chính xác, độ nhạy là cơ sở để lựa chọn loại hình, hạng mục quan trắc phù hợp với yêu cầu theo các tiêu chuẩn hiện hành.

Từ khóa: GNSS-RTK; Cảm biến gia tốc; MPU6050; IoT; Dịch chuyển; Thời gian thực.

10

3

Nghiên cứu thử nghiệm đồng hóa số liệu trong dự báo sự thay đổi đột ngột của cường độ và quỹ đạo bão trên Biển Đông bằng mô hình HWRF

Nguyễn Đức Nam1, Vũ Văn Thăng1*, Trần Duy Thức1

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; ducnam.mi@gmail.com; vvthang26@gmail.com; tranduythuc1@gmail.com

*Tác giả liên hệ: vvthang26@gmail.com; Tel.: +84–986464599

Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả trình bày kết quả thử nghiệm dự báo sự thay đổi đột ngột của cường độ và quỹ đạo bão trên khu vực Biển Đông bằng mô hình HWRF kết hợp đồng hoá số liệu. Mô hình HWRF được thiết kế thử nghiệm với số liệu điều kiện biên và điều kiện ban đầu là số liệu GFS độ phân giải 0,25×0,25 độ kinh vĩ, và số liệu đồng hóa được lấy từ hệ thống viễn thông khí tượng toàn cầu GTS (Global Telecommunications Systems). Kết quả thử nghiệm đồng hóa số liệu dự báo sự thay đổi cường độ đột ngột của cơn bão Noru (2022) và sự thay đổi quỹ đạo đột ngột của cơn bão Goni (2020) bằng mô hình HWRF đã cho thấy một số cải thiện về kết quả dự báo. Đối với trường hợp cơn bão Noru, trường hợp có đồng hoá số liệu cho kết quả dự báo đúng về sự thay đổi đột ngột cường độ bão ở hạn dự báo 42 giờ và không dự báo khống sự thay đổi cường độ đột ngột của bão ở các hạn dự báo sau như trường hợp không có đồng hoá số liệu. Với trường hợp cơn bão Goni, kết quả đánh giá quỹ đạo cho thấy sai số dự báo của trường hợp đồng hoá số liệu tốt hơn so với trường hợp không đồng hoá số liệu.

Từ khóa: Mô hình HWRF; Sự thay đổi đột ngột của cường độ bão; Đồng hoá số liệu.

21

4

Phát triển thử nghiệm hệ thống tưới thông minh tích hợp cảm biến IoT và trí tuệ nhân tạo cho các khu vực xanh trong trường học

Trần Thành Long1,2*, Nguyễn Thiện Phú1,2, Lê Minh Huy1,2, Lê Trọng Nhân3,2

Khoa Kỹ Thuật Xây Dưng, Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM; ttlong@hcmut.edu.vn; phu.nguyenk22090804@hcmut.edu.vn; huy.leminh1504@hcmut.edu.vn

2 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; ttlong@hcmut.edu.vn; phu.nguyenk22090804@hcmut.edu.vn;huy.leminh1504@hcmut.edu.vn; trongnhanle@hcmut.edu.vn

3Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM; trongnhanle@hcmut.edu.vn

*Tác giả liên hệ: ttlong@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–862616861

Tóm tắt: Không gian xanh trường học không chỉ làm đẹp cảnh quan và tạo giá trị giải trí, mà còn giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chất lượng không khí cho cư dân, được xem như 'giải pháp dựa trên thiên nhiên' cho các thách thức xã hội và môi trường. Ngoài ra, không gian xanh còn hấp thụ nước mưa dư thừa và giảm tác động tiêu cực của các trận mưa lớn. Trong quá trình duy trì mảng xanh trong khuôn viên trường học, hầu hết công nhân chăm sóc thường dựa vào kinh nghiệm của họ để quyết định lượng nước tưới tiêu, dẫn đến việc sử dụng nước không hiệu quả cho mảng xanh và dẫn đên việc mảng xanh thường xuyên phải thay mới do ngập úng hoặc khô hạn. Do đó, nhóm nghiên cứu trong bài báo này đã phát triển thử nghiệm mô hình hệ thống tưới tiêu tự động dựa trên cảm biến IoT và trí tuệ nhân tạo cho các khu vực xanh trong trường học. Kết quả cho thấy, đất cát pha để tăng độ ẩm đất thêm 1-2%, cần tưới khoảng 0,015 m (15 lít/m²) nước, trong khi tưới thường xuyên cho khu vực xanh trong đô thị với lượng nước trên 0,02 m (20 lít/m²) có thể ngập úng cho cây trồng và lãng phí nước. Hệ thống tưới tiêu tự động này có khả năng dự báo lượng nước tưới tốt và giảm thiểu lượng nước tưới đến 40% so với lượng nước quan trắc. Để cải thiện độ chính xác, cần phát triển các cảm biến độ ẩm tốt hơn và sử dụng nhiều cảm biến hơn để đánh giá toàn diện độ ẩm của khu vực xanh. Quy trình của nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng tưới tiêu và sử dụng nước thông minh hiệu quả cho các khu vực xanh trong trường học và đô thị.

Từ khóa: Hydrus 1D; ANN; Tưới tiêu thông minh; Cảm biến quan trắc IoT.

34

5

Diễn biến của chỉ số nhiệt (heat index) tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 1990-2023

Nguyễn Thị Tuyết Nam1*

1 Khoa Môi trường, Đại học Sài Gòn; ntnam@sgu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: ntnam@sgu.edu.vn; Tel.: +84–779534930

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá diễn biến của chỉ số nhiệt (HI) tại thành phố Hồ Chí Minh trong 33 năm (1990-2023). HI là chỉ số thể hiện mức nhiệt độ mà con người thực sự cảm nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình năm của HI dao động trong khoảng 27-32oC. Ngoài ra, giá trị HI có xu hướng tăng trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu, và tăng khá mạnh vào các năm 1997-1998, 2002-2003, 2009-2010, 2018-2019, và 2023. Bên cạnh đó, giá trị HI có xu hướng tăng dần từ tháng 3 cho đến tháng 9, giảm dần đến cuối năm và thường đạt đỉnh vào tháng 4-5. Giá trị HI trung bình thường đạt đỉnh vào tháng 4-5 và thường cao hơn 32oC, thể hiện mức cảnh báo mức cảnh báo cần phải thận trọng khi hoạt động ngoài trời. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số HI có sự tương quan thuận với nhiệt độ và độ ẩm không khí, tương quan nghịch với độ mây che phủ. Nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá xu hướng của nhiệt độ và chỉ số nhiệt tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khóa: Chỉ số nhiệt; HI; Tp.HCM; 1990-2023.

45

6

Nghiên cứu ảnh hưởng của bố trí không gian đê giảm sóng đối với chế độ thủy động lực học tại bờ biển huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre

Trần Phương Chiến1*, Nguyễn Văn Dũng1, Nguyễn Đình Chinh1, Lê Anh Kiên1, Nguyễn Văn Sơn1, Mai Hoàn Thành2, Dương Hồng Vũ3, Lâm Văn Tân4, Trần Bích Lũy4

1 Viện Nhiệt đới môi trường; phuongchien0604@gmail.com; dunghvktqsk48@gmail.com; 2ndchinh@gmail.com; anhkienle@gmail.com; sonvittep@gmail.com 

2 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; thanhmh23@wru.vn

3 UBND huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; hongvutnmtbatri@gmail.com

4 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre; lvtan.skhcn@bentre.gov.vn; tbluy.skhcn@bentre.gov.vn

*Tác giả liên hệ: phuongchien0604@gmail.com; Tel.: +84–962334646

Tóm tắt: Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về đặc trưng chế độ thủy động lực khu vực bờ biển Ba Tri tỉnh Bến Tre và ảnh hưởng của bố trí không gian đê giảm sóng kết cấu mềm đối với chế độ thủy động lực học tại bờ biển này. Phương pháp phân tích bằng mô hình toán MIKE21-FM trên cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn tin cậy khác nhau để tính toán chế độ thủy động lực bao gồm chế độ mực nước, dòng chảy và sóng gió mùa cho 1 năm gió mùa giai đoạn từ 2014-2015. Kết quả tính toán cho thấy khu vực chịu tác động của chế độ thủy động lực biển Đông. Chế độ sóng gió mùa khu vực ven biển Ba Tri, tỉnh Bến Tre có hai mùa rõ rệt, mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến giữa tháng 10, mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa gió Tây Nam chiều cao sóng trong thời kỳ này ven biển Tây là khoảng 0,3-0,6 m, trong khi đó mùa Đông Bắc chiều cao sóng khoảng 0,7-1,5 m. Tần suất xuất hiện sóng cao chủ đạo trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, hướng sóng gần như trực diện hoặc xiên góc với đường bờ tạo ra dòng chảy ven bờ gây ra xói lở phía bờ Bắc khu vực bờ biển huyện Ba Tri. Bài báo đã nghiên cứu các ảnh hưởng của bố trí không gian đê giảm sóng mềm đến chế độ thủy động của bãi biển để lựa chọn phương án bố trí không gian tối ưu. Kết quả cho thấy tuyến công trình bố trí cách bờ biển từ 120 -150m cho hiệu quả giảm sóng và dòng chảy đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho chức năng giảm sóng và gây bồi của công trình.

Từ khóa: Mike 21; Breakwaters; Geotube; Xói lở bờ biển; Ba Tri; Bến Tre.

54

7

Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải nguy hại phòng thí nghiệm tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Võ Ngọc Diệu Thy1, Lê Ngọc Tuấn1*

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; vongocdieuthy@gmail.com; lntuan@hcmus.edu.vn

*Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–908391379

Tóm tắt: Hoạt động nghiên cứu khoa học tại các phòng thí nghiệm (PTN) thường tạo ra nhiều loại chất thải nguy hại (CTNH) với độc tính và mức độ nguy hiểm đáng kể, đặt ra những thách thức lớn trong việc quản lý an toàn và bền vững các loại chất thải này. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng phát sinh và công tác quản lý CTNH phòng thí nghiệm nội vi Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM. Trên cơ sở thu thập dữ liệu, điều tra khảo sát và xử lý số liệu, nghiên cứu ước tính tổng lượng CTNH phát sinh khoảng 8,8 tấn/năm (tương ứng 3,9 tấn/năm và 4,9 tấn/năm tại cơ sở 1 và cơ sở 2), trong đó, nhóm hóa chất thải và hỗn hợp chất thải có thành phần nguy hại (mã số CTNH 19 05 02) chiếm tỉ lệ cao (51-68%). Nhận thức và thái độ của sinh viên về quản lý CTNH PTN được đánh giá ở mức tốt và tích cực, tuy nhiên hành vi phân loại CTNH vẫn chưa được thực hiện triệt để. Bên cạnh đó, công tác quản lý nội vi CTNH PTN cơ bản đã tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý CTNH mặc dù vẫn tồn tại một số khía cạnh cần cải thiện trong lưu trữ, vận chuyển nội vi và tập kết tập trung CTNH… Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động quản lý CTNH PTN (phát sinh CTNH, quản lý hành chính, quản lý kỹ thuật), các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nội vi CTNH PTN tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM được đề xuất, phục vụ như một mô hình điểm để nhân rộng và áp dụng tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy khoa học khác.

Từ khóa: Chất thải nguy hại; Quản lý chất thải nguy hại; Phòng thí nghiệm.

65

8

Nghiên cứu quá trình sinh trưởng và năng suất chè vụ đông tại khu trồng chè ở Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội

Phạm Thị Thu Hà1*, Vũ Đình Tuấn1, Nguyễn Lê Xuân Hưng1, Phạm Anh Hùng1, Phạm Hùng Sơn1, Lê Quỳnh Mai1, Trần Thị Minh Hằng1, Phạm Thị Việt Anh1, Nguyễn Mạnh Khải1, Trần Thiện Cường1, Lưu Minh Loan1, Đoàn Thị Nhật Minh1

1 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; phamthithuha.hus@gmail.com; vudinhtuan@hus.edu.vn; nguyenlexuanhung_t65@hus.edu.vn; phamanhhung@hus.edu.vn; phamhungson@hus.edu.vn; lequynhmai80@gmail.com; hangttm@hus.edu.vn; phamthivietanh@hus.edu.vn; nguyenmanhkhai@hus.edu.vn; tranthiencuong@hus.edu.vn; luuminhloan@hus.edu.vn; dtnminh@hus.edu.vn

*Tác giả liên hệ: phamthithuha.hus@gmail.com; Tel.: +84–948813688

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá quá trình sinh trưởng và năng suất của cây chè trồng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Hòa Lạc. Nghiên cứu được bố trí tại khu vườn chè Hòa Lạc, theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn đầy đủ (RCBD), thực hiện với 3 công thức thí nghiệm: CT1 (đối chứng, canh tác truyền thống của người dân), CT2 (phân hữu cơ + phân bón lá Organomix với tỉ lệ 1:500), CT3 (phân hữu cơ + phân bón lá Organomix với tỉ lệ 1:300), với 3 lần lặp lại, trên diện tích 360 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón lá Organomix với tỷ lệ và cách bón phù hợp (phun cả lá và gốc) đã góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng chiều dài thân cây, chiều rộng tán, đường kính gốc và chỉ số diện tích lá của cây chè. Chỉ số SPAD (phản ánh gián tiếp hàm lượng diệp lục có trong lá) không có sự khác biệt nhiều giữa các công thức. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây chè cao nhất ở CT3, gấp 1,45 lần năng suất ở CT2 và 1,5 lần so với CT1 (ĐC). Chỉ tiêu hóa lý và hàm lượng kim loại nặng trong chè khô tại 3 công thức đều đạt theo tiêu chuẩn quy định trong TCVN 11041-6:2018 và QCVN 8-2:2011.

Từ khóa: Cây chè; Phân bón Organomix; Sinh trưởng; Năng suất; Hòa Lạc.

78

 

Tin tiêu điểm
  • Hội thảo "Thông tin báo chí dự báo xu thế tình hình khí tượng thủy...

    Sáng ngày 17/1/2025, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) tổ chức hội thảo “Thông tin Báo chí dự báo xu thế Khí tượng Thủy văn năm 2024 và triển khai kế hoạch phối hợp thông tin giữa cơ quan Khí tượng Thủy văn và các cơ quan báo chí truyền thông", Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội thảo.
  • Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, miền Bắc có khả năng đón một đợt gió mùa đông bắc có cường độ mạnh.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo...

    Tổng cục Khí tượng Thủy văn vừa ban hành Quyết định số 1532/QĐ-TCKTTV về Kế hoạch “Phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn năm 2025”
  • 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký quyết định công bố 10 sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2024. Sự kiện sự khốc liệt của cơn bão số 3 (Yagi) là 1 trong 10 sự kiện được Tổng cục Khí tượng Thủy văn đề xuất nằm trong danh sách này.
  • Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...

    Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
  • Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...

    Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
  • Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...

    Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...

    Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị.
Tin mới nhất
  • Hội thảo "Thông tin báo chí dự báo xu thế tình hình khí tượng thủy...

    Sáng ngày 17/1/2025, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) tổ chức hội thảo “Thông tin Báo chí dự báo xu thế Khí tượng Thủy văn năm 2024 và triển khai kế hoạch phối hợp thông tin giữa cơ quan Khí tượng Thủy văn và các cơ quan báo chí truyền thông", Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội thảo.
  • Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, miền Bắc có khả năng đón một đợt gió mùa đông bắc có cường độ mạnh.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo...

    Tổng cục Khí tượng Thủy văn vừa ban hành Quyết định số 1532/QĐ-TCKTTV về Kế hoạch “Phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn năm 2025”
  • 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký quyết định công bố 10 sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2024. Sự kiện sự khốc liệt của cơn bão số 3 (Yagi) là 1 trong 10 sự kiện được Tổng cục Khí tượng Thủy văn đề xuất nằm trong danh sách này.
  • Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...

    Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
  • Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...

    Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
  • Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...

    Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...

    Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị.