STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG HÓA TỔ HỢP VỚI MÔ HÌNH WRF TRONG MÔ PHỎNG KHẢ NĂNG XẢY RA BÃO CƯỜNG ĐỘ MẠNH VÀ RẤT MẠNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM Hoàng Đức Cường, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Bá Thủy, Dư Đức Tiến - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Tóm tắt: Một trong ứng dụng quan trọng của phương pháp dự báo tổ hợp là mô phỏng được các trường hợp có thể xảy ra với một đầu vào cho trước, qua đó cho phép nắm bắt được các khả năng xảy ra những trường hợp cực trị hiếm, ví dụ như khả năng bão với cường độ mạnh và rất mạnh. Bài báo trình bày ứng dụng phương pháp đồng hóa tổ hợp cho mô hình khu vực WRF với mục tiêu mô phỏng giả lập khả năng xảy ra bão mạnh và rất mạnh với quỹ đạo cho trước đổ bộ vào Việt Nam. Thử nghiệm được thực hiện với cơn bão Côn Sơn (7/2010) gồm 6 trường hợp với các cấu hình khác nhau, hệ thống tổ hợp cho phép mô phỏng bão mạnh và rất mạnh đổ bộ vào Việt Nam khi bảo toàn được các đặc tính quỹ đạo cơ bản ban đầu (quỹ đạo trung bình tổ hợp)cho thấy khả năng ứng dụng nghiên cứu ảnh hưởng của bão mạnh và rất mạnh đến Việt Nam. Từ khóa: Mô phỏng cường độ/quỹ đạo bão mạnh |
1 |
2 |
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP UMOS VÀ LọC KALMAN Để DỰ BÁO ĐỘ CAO CHÂN MÂY, TẦM NHÌN XA VÀ VÂN LƯỢNG TỪ CÁC SẢN PHẨM DỰ BÁO CỬA MÔ HÌNH GSM TS. Võ Văn Hòa, ThS. Trần Anh Đức, TS. Lê Đức - Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương Tóm tắt: Bài báo này sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu ứng dụng các phương pháp thống kê cập nhật gồm UMOS và lọc Kalman để dự báo các cấp độ cao chân mây (CH), vân lượng (Cloud) và tầm nhìn xa (VIS) cho 171 điểm trạm bề mặt với bộ nhân tố dự báo từ mô hình GSM của JMA và dựa trên chuỗi số liệu từ 1/1/2008 đến 30/6/2013. Tất cả các phương trình dự báo cấp CH, Cloud và VIS đều được hồi quy đồng thời để hạn chế các sai số phi vật lý dựa trên bộ số liệu phụ thuộc từ 1/1/2008 đến 31/12/2010. Các kết quả đánh giá cho thử nghiệm từ 1/1/2011 đến 30/6/2013 đã cho thấy dự báo CH, Cloud và VIS từ UMOS và KF đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ. Giữa hai phương pháp, UMOS luôn có chất lượng tốt hơn lọc Kalman tại hầu hết các hạn dự báo và khu vực nghiên cứu. Các sản phẩm dự báo CH, Cloud và VIS từ UMOS và lọc Kalman cũng được đưa lên lưới dự báo có độ phân giải 5km thông qua phương pháp GMOS để tăng cường khả năng dự báo cho các điểm không thuộc mạng lưới trạm. Từ Khóa: UMOS, Lọc Kalman, độ cao chân mây, vân lượng mây, tầm nhìn xa |
9 |
3 |
KHẢO SÁT SAI SỐ DỰ BÁO VÀ KĨ NĂNG DỰ BÁO QUỸ ĐẠO VÀ CƯỜNG ĐỘ BÃO CỦA CÁC TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG Dư Đức Tiến(1), Ngô Đức Thành(2), Kiều Quốc Chánh(3), Nguyễn Thu Hằng(1) (1): Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (2): Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (3): Đại học Indiana, Hoa Kỳ Tóm tắt: Bài báo đánh giá lại sai số dự báo quỹ đạo và cường độ bão trên Biển Đông từ 3 nguồn dự báo chính gồm các trung tâm dự báo (Việt Nam, Mỹ và Nhật), nguồn dự báo từ các mô hình toàn cầu (Mỹ - GFS, Nhật - GSM) và nguồn dự báo từ các mô hình khu vực hạ quy mô động lực từ hai mô hình toàn cầu trên (mô hình WRF-Mỹ với đầu vào GFS - WRF-GFS và mô hình WRF với đầu vào GSM - WRF-GSM). Bên cạnh đánh giá sai số dự báo, kĩ năng dự báo cũng được khảo sát thông qua việc xây dựng mô hình dự báo khí hậu CLIPER với tập mẫu xây dựng phương trình từ năm 1997-2007. Giai đoạn đánh giá từ 2008-2014. Một số kết quả cho thấy sai số dự báo quỹ đạo và kĩ năng dự báo quỹ đạo bão tại khu vực Biển Đông được cải thiện hằng năm một cách rõ rệt trong khi sai số dự báo cường độ và kĩ năng dự báo cường độ thì hầu như không được cải thiện nhiều. Từ khóa: Kĩ năng dự báo bão, sai số dự báo bão |
17 |
4 |
TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO XÂM NHẬP MẶN TẠI TỈNH BẠC LIÊU THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Kỳ Phùng(1), Nguyễn Thái Sơn(2), Trần Tuấn Hoàng(2),Nguyễn Đình Tuấn(3) - (1) Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh; (2) Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; (3) Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Bài báo này ứng dụng mô hình toán MIKE 11 để tính toán và dự báo xâm nhập mặn tại tỉnh Bạc Liêu theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo kết quả nghiên cứu, xâm nhập mặn tại Bạc Liêu có xu hướng gia tăng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tại Gành Hào cửa sông Gành Hào tỉnh Bạc Liêu, độ mặn tính toán vào tháng 3 năm 2010 dao động từ 21-26 PSU. Tại ngã tư Phước Long tỉnh Bạc Liêu trên Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (kênh nội đồng), trong tháng 3, độ mặn dao động từ 20-25 PSU; Tại ngã tư Ninh Quới tỉnh Bạc Liêu trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, trong tháng 3 năm 2010, độ mặn tính toán dao động từ 10-16 PSU. |
24 |
5 |
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY VÀ QUÁ TRÌNH NGẬP LỤT HẠ LƯU SÔNG TRÀ KHÚC, SÔNG VỆ Lê Thị Thường- Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Tóm tắt: Miền Trung Việt Nam là vùng bị nhiều thiệt hại do lũ. Sông, suối ở đây nhiều nhưng đa số ngắn và có độ dốc lớn nên thời gian tập trung nước ngắn, các cửa sông hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ. Thiên tai lũ lụt đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Mục đích của việc kiểm soát và ngăn chặn những thiệt hại do lũ gây ra là giảm thiểu tối đa những thiệt hại nói trên bằng cách tính toán các phương án tiêu thoát lũ và đánh giá ngập úng.Bài báo này sẽ nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE FLOOD mô phỏng dòng chảy và quá trình ngập lụt. Từ đó giúp công tác quản lý tiêu thoát lũ và ngập úng hạ lưu sông Trà Khúc – Sông Vệ được hiệu quả hơn. |
29 |
6 |
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH NK-GIAS TRONG Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Kim Tuyên và Phạm Bảo Long - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt: Trên thế giới đã có các mô hình tính toán rủi ro do lũ và ngập lụt cho các vùng ven biển và hạ lưu các lưu vực sông. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu và báo cáo chỉ tập trung vào đánh giá tác động do lũ, các cơ chế hình thành lũ mà ít đề cập tới các tính toán về rủi ro do lũ ven biển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tính toán và đánh giá các thiệt hại, rủi ro do lũ lụt còn rất hạn chế. Bài báo đã sử dụng mô hình NK-GIAS để đánh giá rủi ro do lũ ở thời kỳ hiện tại và theo các kịch bản mưa 1%, 5% và 10% cho khu vực ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa: Mô hình NK-GIAS, hàm tổn thất do lũ, rủi ro do lũ. |
35 |
7 |
THỬ NGHIỆM DỰ BÁO KHẢ NĂNG XẢY RA MƯA LỚN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG HÌNH THẾ THỜI TIẾT DỰA TRÊN SẢN PHẨM DỰ BÁO SỐ TRỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP SOM Vũ Anh Tuấn1, Võ Văn Hòa2, Trần Anh Đức1 và Dư Đức Tiến1 1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương 2Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tóm tắt: Dựa trên các kết quả nhận dạng khách quan các hình thế thời tiết gây mưa lớn cho khu vực Việt Nam từ phương pháp SOM kết hợp với nguồn số liệu tái phân tích JRA25, cách tiếp cận dự báo tương tự được áp dụng để thử nghiệm dự báo khả năng xảy ra mưa lớn từ các sản phẩm dự báo của các mô hình dự báo toàn cầu. Bài báo này sẽ trình bày một số kết quả thử nghiệm dự báo khả năng xảy ra mưa lớn dựa trên phương pháp nhận dạng hình thế từ các trường dự báo của mô hình dự báo số trị toàn cầu GSM của JMA, GFS của NCEP và IFS của ECMWF. Các kết quả đánh giá cho thấy phương pháp dự báo thử nghiệm đã nắm bắt được hầu hết các đợt mưa lớn xảy ra trong các năm 2013-2014. Từ khóa: phương pháp SOM, mưa lớn, nhận dạng hình thế, dự báo tương tự |
42 |
8 |
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM LŨ VÙNG HẠ DU CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LƯU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN Hoàng Thanh Sơn, Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Thị Nhàn - Viện Địa lý – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam Tóm tắt: Lũ lụt là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, nơi có thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Là một lưu vực có nhiều công trình thủy điện, bên cạnh mục tiêu khai thác nguồn thủy năng thì mục tiêu giảm lũ cho hạ du cũng vô cùng quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai do lũ lụt ở đây. Ngày 07/09/2015 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy trình vận hành liên hồ cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nhằm sử dụng hiệu quả các công trình trên cả 3 mặt kinh tế - xã hội – môi trường. Trên cơ sở ứng dụng kết hợp các mô hình toán MIKE-NAM, HEC-RESSIM, MIKE FLOOD, nhóm tác giả đánh giá hiệu quả giảm lũ của hệ thống công trình thủy điện lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn theo quy trình vận hành liên hồ ban hành năm 2015 đối với vùng hạ du. Từ khóa: Lũ lụt, Vu Gia-Thu Bồn, Vận hành liên hồ, HEC-RESSIM, MIKE FLOOD. |
52 |
9 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 12 năm 2015 - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu |
58 |
10 |
Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 12 năm 2015 - Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường |
68 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2016
Đăng ngày: 01-01-2016-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2016
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2016
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2016
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị