TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
Ứng dụng ban đầu hóa xoáy mô phỏng và nghiên cứu cấu trúc bão MUJIGAE (2015) khi gần bờ và đổ bộ Nguyễn Bình Phong1,2, Nguyễn Tiến Mạnh1, Nguyễn Xuân Anh1, Phạm Lê Khương1, Nguyễn Đức Nam1, Phạm Xuân Thành1, Nguyễn Văn Hiệp1 1Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Bài báo này này ứng dụng sơ đồ ban đầu hóa xoáy động lực với mô hình WRF (Weather Research Forecasting) nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình và gió mùa đông bắc tới cấu trúc bão Mujigae (2015). Kết quả cho thấy ban đầu hóa xoáy đã cải thiện đáng kể chất lượng điều kiện ban đầu với kích thước mắt bão và vùng mây trong bão tại thời điểm ban đầu phù hợp với quan trắc. Điều kiện ban đầu được cải thiện giúp mô hình mô phỏng quỹ đạo phù hợp với quan trắc hơn. Phân tích sản phẩm mô hình chạy với ban đầu hóa xoáy cho thấy cấu trúc hoàn lưu bão Mujigae có tính phi đối xứng mạnh với mây và gió mạnh tập trung phía đông và phía bắc của tâm bão. Điểm đặc bất thường trong cấu trúc trường gió khi bão Mujigae đổ bộ là phần trên đất liền phía bắc tâm bão nơi chịu ma sát mạnh của đất liền lại có gió mạnh hơn phần trên biển nơi có ảnh hưởng ma sát yếu. Sự bất thường này có thể do gió phần phía bắc cơn bão được tăng cường bởi gió gradient mạnh khi có sự hoạt động của áp cao lạnh lục địa. Từ khóa: Ban đầu hóa xoáy, Bão, WRF |
1 |
2 |
Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hạ lưu sông Cả trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nguyễn Thu Hiền1 1Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình thủy lực MIKE 11 kết hợp công cụ viễn thám GIS trong việc mô phỏng tính toán tình hình xâm nhập mặn khu vực hạ lưu sông Cả ứng với hai kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực chỉ ra sự tương đồng cao về pha và biên độ dao động giữa mực nước tính toán và thực đo với thời kỳ mùa cạn năm 2015 và 2016. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định nồng độ mặn tại trạm Bến Thủy cho kết quả tương đối phù hợp giữa thực đo và tính toán dựa theo các chỉ số đánh giá NSE, RSR và PBIAS. Kết quả tính toán tình hình xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) cho thấy diễn biến mặn trên các nhánh sông trong tương lai có xu hướng ngày càng sâu hơn. Kết quả nghiên cứu đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình xâm nhập mặn ở hạ lưu khu vực nghiên cứu hỗ trợ cho công tác quy hoạch, quản lý để đưa ra giải pháp ứng phó với tình hình xâm nhập mặn trong tương lai. Từ khóa: MIKE 11, Xâm nhập mặn, Biến đổi khí hậu. |
13 |
3 |
Đặc điểm hoạt động trong năm của áp thấp ALEUT Trần Đình Linh1, Phạm Minh Tiến1, Chu Thị Thu Hường1 1Khoa Khí tượng Thủy văn - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Thông qua trường độ cao địa thế vị và đường dòng trên các mực đẳng áp chuẩn 1000hPa, 850hPa, 700hPa và 500hPa xây dựng từ số liệu tái phân tích ERA Interim trong thời kỳ 1981-2015, nghiên cứu đã xác định được đặc điểm hoạt động trong năm của áp thấp Aleut (AL). Kết quả cho thấy, trong thời gian hoạt động (từ tháng 9 đến tháng 5), AL có sự thay đổi cả về cường độ, vị trí và phạm vi hoạt động, trong đó có cường độ mạnh nhất trong các tháng chính đông. Hơn nữa, AL có cường độ mạnh thì vị trí và phạm vi hoạt động dịch chuyển và mở rộng về xích đạo đồng thời lấn sang phía tây. Theo chiều cao, AL suy yếu dần đồng thời có vị trí dịch dần sang phía tây. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, rãnh Đông Á (EAT) chính là hệ thống được tạo ra từ sự suy yếu của AL và EAT sâu hơn, có vị trí lệch tây hơn trung bình trong các tháng AL có cường độ mạnh, ngược lại, EAT nông hơn, có vị trí lệch đông hơn trong các tháng AL có cường độ yếu. Về dòng gió ở trên cao phía sau EAT, kết quả cho thấy nó thiên nam hơn trong các tháng AL có cường độ mạnh và thiên đông hơn trong các tháng AL có cường độ yếu. Từ khóa: Áp thấp Aleut, Dòng gió phía sau rãnh Đông Á, Rãnh Đông Á |
25 |
4 |
Xây dựng kịch bản biến đổi lượng mưa tại khu vực tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu Lê Ngọc Tuấn1*, Nguyễn Văn Tín2, Trần Tuấn Hoàng2, phạm Thanh Long2, Nguyễn Kỳ Phùng3 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu 3Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Bằng phần mềm SimCLIM, nghiên cứu đã xây dựng các kịch bản biến đổi lượng mưa tại tỉnh Tây Ninh đến năm 2100. Theo thời gian cũng như theo các kịch bản RCPs (RCP2.6 - RCP8.5), lươṇ g mưa năm có xu hướng gia tăng: 18-20% RCP4.5 và 22-26% RCP8.5 vào năm 2100 so với giai đoạn 1986-2005. Số liệu tương ứng với lượng mưa mùa mưa là 16-20% và 21-26%. Theo không gian, lượng mưa (theo năm và theo mùa) phân bố giảm dần từ Tây sang Đông. Đối với kịch bản RCP4.5, lượng mưa mùa mưa năm 2050 dao động từ 1200-1900 mm, cao nhất ở Huyện Châu Thành, Tân Biên (1800-1900mm), sau là Tp. Tây Ninh, Gò Dầu, Trảng Bàng (1500-1600mm) và thấp nhất tại Dương Minh Châu (1200-1300mm). Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng phục vụ đánh giá tác động, đánh giá tính dễ bị tổn thương do sự thay đổi lượng mưa nói riêng và BĐKH nói chung tại địa phương. Từ khóa: Biến đổi lượng mưa, lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa, kịch bản BĐKH. |
33 |
5 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rau thích nghi với hạn hán tại vùng cát khô hạn hoang mạc, thử nghiệm với cây hành trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Hoàng Anh Huy1, Đỗ Bình Dương1 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Thiên tai và tác động của thiên tai do biến đổi khí hậu đang có diễn biến phức tạp và gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội, tạo nên gánh nặng đối với nền kinh tế trong và ngoài nước, trong đó những mô hình kinh tế hiện tại có nguy cơ dễ bị phơi bày trước thiên tai, gây nên tình trạng dễ bị tổn thương. Do đó, nhiều mô hình, chỉ tiêu kinh tế, có thể sẽ không còn phù hợp hay cần phải điều chỉnh để ứng phó được với các loại hình thiên tai, đặc biệt là các loại hình thiên tai mang tính chất cực đoan hướng tới phát triển bền vững. Bài báo giới thiệu nghiên cứu thí điểm mô hình trồng rau thích nghi với hạn hán tại vùng cát khô hạn hoang mạc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Kết quả cho thấy mô hình cho hiệu quả cao đặc biệt khi áp dụng phương pháp tưới chẩy tràn truyền thống kết hợp với phương pháp tưới phun mưa, nhỏ giọt tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân rất cao. Từ khóa: Mô hình trồng rau, cây hành, thích nghi, hạn hán, hoang mạc, Ninh Thuận. |
43 |
6 |
Nghiên cứu ứng dụng số liệu mưa vệ tinh mô phỏng lũ khu vực trung lưu sông Mã Nguyễn Tiến Kiên1 1Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Tóm tắt: Hiện nay, các hệ thống dự báo lũ trên thế giới đã tích hợp nhiều nguồn dữ liệu mưa là sản phẩm ra đa, vệ tinh để bổ sung và kết hợp với mưa thực đo được phát triển phổ biếntại các cơ quan khí tượng thủy văn ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc...Báo cáo này sẽ trình bày kết quả tính toán dòng chảy lũ trên dòng chính sông Mã dựa trên nghiên cứu ứng dụng mô hình thủy văn IFAS của Viện nghiên cứu công chính Nhật PWRI. Nguồn dữ liệu đầu vào mô hình là mưa thực đo và sản phẩm mưa vệ tinh GSMaP_NRT. Kết quả tính toán cho thấy với mạng lưới trạm thưa thớt, việc mô phỏng dòng chảy lũ cho các vị trí khu vực trung và thượng lưu sông Mã là không tốt với cả hai nguồn số liệu mưa thực đo và mưa vệ tinh. Khi so sánh các kết quả tính toán, một số trường hợp việc sử dụng mưa vệ tinh cho kết quả khả quan hơn khi sử dụng mưa thực đo, đây là tiền đề cân nhắc việc áp dụng số liệu mưa vệ tinh trong tính toán dòng chảy lũ cho những vùng không có hoặc ít trạm đo như khu vực trung và thượng lưu sông Mã. Từ khóa: GSMaP_NRT, Lưu vực sông Mã, Mô phỏng dòng chảy lũ, Mô hình IFAS. |
51 |
7 |
Nâng cao hiệu năng của Deep Learning trong hệ thống tính toán hiệu năng cao Cray-XC40 Ngô Văn Mạnh1, Nguyễn Thị Hiền2, Nguyễn Xuân Hoài3, Đặng Văn Nam4, Nguyễn Việt Huy5 1Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn 2Học viện Kỹ thuật quân sự 3Viện AI Việt nam 4Đại học Mỏ-Địa Chất Tóm tắt: Deep Learning (DL) đang trở thành một công cụ quan trọng cho nghiên cứu và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Ứng dụng DL trong bài báo dự báo, cảnh báo liên quan đến khí tượng thủy văn đang là một hướng nghiên cứu tiềm năng và có nhiều thách thức. Với lượng dữ liệu đầu vào lớn và yêu cầu dự đoán nhanh tức thời, tính chính xác cao là những điểm khiến cho mạng nơ ron trong DL trở nên phức tạp và bị hạn chế trong hiệu suất tính toán, thời gian tính toán bị kéo dài so với yêu cầu nghiệp vụ dự báo, cảnh báo thực tế. Tính toán hiệu năng cao (High Performance Computing - HPC) với số lượng nút tính toán lớn được sử dụng để giải quyết các vấn đề hạn chế của DL trong bài toán dữ liệu lớn. Hãng Cray đã cung cấp một module cắm (Cray Programming Environments DL Plugin – Cray PE DL Plugin) cho phép lập trình DL trên môi trường song song cho tính toán hiệu năng cao. Trong bài báo này, nghiên cứu trình bày phương pháp thiết lập cấu hình mạng nơ ron trong DL sử dụng Tensorflow trên nền tảng Cray-XC40. Từ khóa: Công cụ Cray PE DL, học sâu. |
63 |
8 |
Tóm tắt tình hình thủy văn và môi trường tháng 12 năm 2019 |
71 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 1 NĂM 2020
Đăng ngày: 02-07-2020-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2020
-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 8 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2020
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 4 NĂM 2020
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị